WB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc nhưng cảnh báo chất lượng tài sản ngân hàng
Chiều 13/1, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức họp báo công bố Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam.
Đại diện của WB tại lễ công bố báo cáo điểm lại tháng 1/2022. Ảnh: H.Dịu |
Nhìn lại năm 2021, các chuyên gia của WB đánh giá, Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn. Mặc dù có khởi đầu thuận lợi vào quý 1, đợt bùng phát dịch Covid-19 kéo dài từ tháng 4 đã làm chệch quá trình phục hồi và để lại hậu quả nghiêm trọng về con người và kinh tế. GDP của Việt Nam ước tính chỉ tăng trưởng 2,58% trong năm 2021.
Nhưng sang năm 2022, WB cho rằng, viễn cảnh tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn là tích cực với điều kiện tiếp tục triển khai vắc xin trên toàn quốc, các hoạt động kinh tế trong nước được phục hồi cùng với diễn biến phục hồi kinh tế trên toàn cầu.
Theo bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam, năm 2022, kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc tăng trưởng, GDP dự báo tăng lên 5,5% với giả định đại dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát trong và ngoài nước. Báo cáo nhận định, khu vực dịch vụ của Việt Nam sẽ dần phục hồi khi người tiêu dùng và nhà đầu tư lấy lại niềm tin, trong khi lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được hưởng lợi nhờ nhu cầu ổn định từ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc.
Cùng với đó, WB dự đoán, lạm phát dự kiến vẫn được duy trì dưới chỉ tiêu 4% ở mức khoảng 3,6%. Tài khoản vãng lai dự kiến sẽ đạt thặng dư ở mức nhỏ trong trung hạn nhờ xuất khẩu đạt kết quả tốt và nguồn kiều hối ổn định, dự kiến đóng góp ổn định từ 18 tỷ USD đến 20 tỷ USD cho tài khoản vãng lai.
Tuy nhiên, triển vọng này vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là diễn biến chưa rõ ràng của đại dịch. Sự bùng phát của các biến thể mới có thể dẫn đến việc phải tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế.
Nhu cầu trong nước yếu hơn kỳ vọng có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của Việt Nam. Ngoài ra, nhiều đối tác thương mại của Việt Nam đang phải đối mặt với dư địa tài khoá và tiền tệ bị thu hẹp, có thể sẽ hạn chế khả năng tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của các nước này nếu cuộc khủng hoảng kéo dài. Điều này có thể làm chậm sự phục hồi toàn cầu và làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Vì thế, các chuyên gia của WB khuyến nghị, các cấp có thẩm quyền cần hành động nhằm giảm thiểu tác động của những rủi ro tài khóa, xã hội và khu vực tài chính. Thu trong nước có thể được cải thiện thông qua cải cách về chính sách thuế và quản lý thuế và nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội có chất lượng.
Đặc biệt, WB cũng lưu ý về tác động bất lợi của nợ xấu đối với khu vực tài chính và rủi ro đối với tài sản của ngân hàng, gây đe dọa quá trình phục hồi kinh tế bền vững. Vì vậy, nợ xấu và chất lượng tài sản của ngân hàng cần được theo dõi chặt chẽ.
WB cho rằng, các biện pháp giãn thời gian trả nợ không nên khuyến khích việc có thể chấp nhận hạ thấp chuẩn cho vay. Các nhà hoạch định chính sách nên áp dụng chiến lược rút lui từng bước để gỡ bỏ dần các biện pháp cứu trợ ngay sau khi hoàn cảnh cho phép nhằm đảm bảo kỷ cương và quản lý rủi ro và tài chính lành mạnh.
Nền kinh tế toàn cầu ước tính tăng trưởng 5,5% trong năm 2021 và được dự báo sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2022. Nguồn: WB |
Với tiêu đề “Không còn thời gian để lãng phí: Những thách thức và cơ hội đối với phát triển thương mại xanh tại Việt Nam”, ấn phẩm báo cáo Điểm lại kỳ này cho rằng, Việt Nam cần ưu tiên xanh hóa ngành thương mại. Thương mại là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2 thập kỷ qua, nhưng cũng là ngành có cường độ phát thải carbon cao (chiếm một phần ba tổng lượng phát thải khí nhà kính của cả nước) và gây nhiều ô nhiễm. Vì thế, Việt Nam cần hành động quyết liệt hơn nữa để ứng phó với áp lực gia tăng từ các thị trường xuất khẩu chính, khách hàng và công ty đa quốc gia với yêu cầu những sản phẩm và dịch vụ phải xanh và sạch hơn.
“Thúc đẩy thương mại xanh sẽ không chỉ giúp Việt Nam thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà còn giữ được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đảm bảo thương mại tiếp tục là nguồn tạo thu nhập và việc làm quan trọng”, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam nhận định.
Báo cáo khuyến nghị Chính phủ cần hành động trên 3 lĩnh vực: tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa và dịch vụ xanh, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh, và phát triển các khu công nghiệp có khả năng chống chịu tốt hơn và không phát thải carbon.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK