Vốn ngoại rộng cửa vào các ngân hàng Việt
Hút vốn ngoại vào cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước | |
Ngân hàng trước áp lực tăng vốn | |
Giải ngân vốn vay nước ngoài: Vướng ở đâu - Gỡ thế nào? |
Sau khi hoàn tất bán 15% vốn cho Aozora Bank, OCB đang lựa chọn đối tác nước ngoài để bán thêm 10% vốn |
Làn sóng “kén rể” ngoại
Trong mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên vừa qua, nhiều ngân hàng tiếp tục hé lộ về dự định tìm kiếm đối tác nước ngoài. Cụ thể, trong kế hoạch tăng 32% vốn điều lệ, từ 10.959 tỷ đồng lên 14.449 tỷ đồng trong năm nay, Ngân hàng OCB dự định chào bán 70 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài qua phát hành riêng lẻ. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu, ngân hàng sẽ trình cổ đông nới room ngoại lên mức tối đa 30%. Chủ tịch HĐQT OCB Trịnh Văn Tuấn cho biết, hiện đã có một số tổ chức nước ngoài bày tỏ sự quan tâm tới cổ phiếu OCB.
Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư nước ngoài nhỏ lẻ chỉ giao dịch lướt sóng, không có đóng góp về quản trị, chiến lược hay công nghệ cho ngân hàng. Trong khi đó, nếu room này được giữ lại để bán cho nhà đầu tư chiến lược, cả ngân hàng và cổ đông đều được lợi khi các tổ chức này sẽ giúp ngân hàng cải thiện về trình độ quản trị, công nghệ… Với khoảng trống khá lớn được chừa lại, dự báo sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư ngoại “để mắt” tới các ngân hàng Việt Nam, mở ra làn sóng rót vốn mới sau nhiều năm trầm lắng. |
ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của LienVietPostBank cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ, trong đó phát hành riêng lẻ 66,7 triệu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài lên 9,99%. Theo lãnh đạo ngân hàng này, thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư ngoại có khả năng sẽ hoàn tất trong năm nay.
Ngân hàng SCB cũng cho biết đang trong quá trình đàm phán với các đối tác chiến lược nước ngoài để bán một phần vốn nhằm nâng cao tiền lực tài chính sau khi hoàn tất tái cơ cấu. Ngân hàng VPBank cũng đã có kế hoạch phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược nước ngoài từ năm 2019, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất. Hiện ngân hàng này đang đàm phán với một số đối tác và kỳ vọng quá trình này có thể hoàn thành vào cuối năm nay.
Tương tự, nhiều ngân hàng khác như: Bản Việt, Nam Á, SCB, NCB… cũng đang triển khai các kế hoạch nhằm tìm kiếm và lựa chọn đối tác ngoại để nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh.
Khóa room đón đối tác chiến lược
Sau giai đoạn ồ ạt rót vốn từ năm 2005-2011, từ năm 2012, thị trường chứng kiến sự chia tay của không ít thương vụ. Nguyên nhân của sự ra đi của các đối tác ngoại là cho nhà đầu tư chốt lời sau khi đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng, một số khác lại do vấn đề “cơm không lành, canh không ngọt” khi có nhiều khác biệt về văn hóa, mô hình kinh doanh. Sau những cuộc chia tay này, tại nhiều ngân hàng vẫn còn những khoảng trống chờ đối tác mới xuất hiện. Thêm vào đó, dù đã có nhiều thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, song room ngoại tại các ngân hàng Việt Nam vẫn còn khá lớn. Ngoại trừ ACB gần như đã kịch trần 30%, room ngoại tại VPBank mới ở mức 15%, Techcombank là 22,5%, HDBank là 21%, OCB cũng còn lại 10%, còn tại SHB, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ đạt 4%... Theo đó, vẫn còn khá nhiều khoảng trống đang chờ các nhà đầu tư ngoại lấp đầy. Song khác với giai đoạn trước, lần này các ngân hàng rất thận trọng trong việc lựa chọn đối tác.
Điều này thể hiện qua số lượng các thương vụ hợp tác giữa ngân hàng Việt Nam và các đối tác nước ngoài chỉ đếm trên đầu ngón tay trong những năm gần đây. Trong năm 2020, OCB đã hoàn tất bán 15% cổ phần cho Aozora Bank (Nhật Bản) và MB phát hành riêng lẻ hơn 64,3 triệu cổ phiếu cho 8 nhà đầu tư nước ngoài, HDBank chào bán trái phiếu chuyển đổi cho DEG (Đức). Năm 2019 cũng chỉ ghi nhận 2 thương vụ là Vietcombank bán 3% cổ phiếu cho GIC và cổ đông hiện hữu Mizuho Bank Ltd và BIDV bán 15% cổ phần cho Keb Hana Bank…
Theo các ngân hàng, các thương vụ hợp tác đều phải trải qua quá trình đàm phán rất dài và phức tạp. Điển hình như trong thương vụ bán 15% vốn điều lệ của OCB cho Aozora Bank, ông Trịnh Văn Tuấn cho biết, trước khi bán cổ phần cho Aozora Bank, ngân hàng đã phải mất tới hơn 2 năm đàm phán. Hay như tại NCB, kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đã được thông qua từ năm 2017, song đến nay vẫn chưa đạt được kết quả…
Theo quy định tại Nghị định 01/2014/NĐ-CP, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam và tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30% vốn. Trong khi đó, Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán có hiệu lực từ đầu năm 2021 quy định, các công ty đại chúng có ngành nghề thuộc diện hạn chế nhà đầu tư nước ngoài được tự quyết tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa thấp hơn mức trần quy định. Tỷ lệ này phải được ĐHĐCĐ thông qua và quy định tại điều lệ công ty.
Theo đó, tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại, nhiều ngân hàng đã chọn cách “khóa” room ngoại để giữ lại một phần tỷ lệ sở hữu nước ngoài để dành cho nhà đầu tư chiến lược. Cụ thể, ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của SHB đã thông qua tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại SHB là không quá 20% vốn điều lệ, đồng thời chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài của SHB tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam là 10% để tìm kiếm và lựa chọn đối tác chiến lược. Tương tự, Techcombank cũng khóa room ngoại ở mức 22,5%, VIB ở mức 20,5%. HDBank cũng điều chỉnh room từ 30% xuống 21,5%; VPBank giảm từ 22,77% xuống 15%...
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
18:46 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
16:38 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
09:59 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
15:13 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống Tập đoàn GELEX có 4 Thương hiệu quốc gia 2024
09:14 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
IPPG “bắt tay” với Tập đoàn Miễn thuế Trung Quốc hút khách mua sắm
08:53 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK