Với doanh nhân, ưu đãi không quan trọng bằng cơ hội kinh doanh
Việt Nam có 124 doanh nghiệp thương hiệu quốc gia và hơn 7 triệu doanh nhân | |
Doanh nghiệp trước những cơ hội kinh doanh mới |
Ông Phạm Tấn Công. |
Ông đánh giá như thế nào về bản lĩnh của các doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh phục hồi sản xuất, kinh doanh hiện nay?
Rõ ràng, trải qua 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua mạnh mẽ. Minh chứng là 9 tháng qua, GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Kết quả này, bên cạnh sự đồng hành giúp sức từ Chính phủ, các bộ, ngành thì có thể thấy nỗ lực rất lớn cùng sự nhanh nhạy, sáng tạo của các doanh nhân Việt Nam.
Ngoài ra, các doanh nhân cũng đã ứng biến, nhanh chóng khắc phục khi chuỗi cung ứng chưa được phục hồi, như mua lại các doanh nghiệp tại nước ngoài để tạo thị trường, lấy cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, ổn định sản xuất. Các doanh nhân cũng có sự hy sinh, dành nguồn lực không nhỏ để ủng hộ công tác phòng chống dịch, quỹ vắc xin cho đến việc tổ chức "3 tại chỗ", duy trì sản xuất, kinh doanh, việc làm cho người lao động. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nhân quan tâm câu chuyện xây dựng văn hóa kinh doanh, tập trung vào các chiến lược phát triển dài hạn, phát triển kinh tế xanh.
TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Nỗ lực trong “sân chơi” toàn cầu Hiện nay, khu vực doanh nghiệp tư nhân nhìn chung lớn mạnh với sự hình thành các tập đoàn lớn có tầm vóc quốc tế, khu vực. Quá trình hội nhập (thương mại, đầu tư, tài chính) khá nhanh, nhất là thương mại mà không kéo theo bất ổn kinh tế, nhờ đó, an ninh tài chính, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo được cải thiện. Với những khó khăn và môi trường kinh doanh đang biến đổi rất nhanh chóng, các doanh nhân, nhất là doanh nhân tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có tầm nhìn toàn cầu. Các doanh nhân hãy nỗ lực là một khâu hoặc mắt xích của chuỗi liên kết để bắt kịp các xu hướng hội nhập, sản xuất, quản lý, công nghệ... và là “người chơi” trong các “cuộc chơi” trong nước, khu vực và toàn cầu. Để nắm bắt được các cơ hội này, các doanh nhân cần sớm chủ động và tích cực hơn trong việc nâng cao năng lực cho doanh nghiệp; xác định rõ lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh; nhận dạng đúng các cơ hội và rủi ro; thay đổi phương thức quản lý, quản trị doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực… Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA): Thúc đẩy kết nối doanh nghiệp Để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp, doanh nhân rất cần các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài liên kết chuyển giao, đổi mới công nghệ, hỗ trợ nguồn tài chính ưu đãi, nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển, đủ năng lực tham gia vào chuỗi cung ứng trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, việc kết nối các doanh nghiệp, tập đoàn lớn quốc tế đang có mặt tại Việt Nam là hết sức quan trọng, giúp thúc đẩy và “kèm cặp” để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất linh phụ kiện, trực tiếp len chân được vào chuỗi sản xuất. Minh Chi (ghi) |
Trong giai đoạn sắp tới, theo ông, các doanh nhân cần làm gì và cần được hỗ trợ gì?
Với tầm nhìn dài hạn đã được Đảng, Chính phủ đưa ra, đội ngũ doanh nhân Việt Nam cũng phải có sự phát triển tương xứng. Đại hội VII của VCCI đã đặt mục tiêu về xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hóa doanh nhân, công bố 6 tiêu chuẩn đạo đức doanh nhân… Vì thế, các doanh nhân cần tiếp tục được động viên, thúc đẩy, khuyến khích đi theo con đường phát triển bền vững, lấy đạo đức văn hóa kinh doanh làm gốc, kết hợp khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh… Mục tiêu các doanh nhân Việt Nam cần hướng tới là đưa Việt Nam trở thành quốc gia trong top 40 về tăng trưởng GDP, nhiều doanh nhân, doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới, trở thành trụ cột cho các ngành kinh tế quốc gia, đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài…
Sau đại dịch, cơ hội mở ra rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Đó là những cơ hội thị trường mới ở cả trong nước và quốc tế, nên các doanh nhân phải nhanh chóng tìm cơ hội và tạo năng lực cho mình. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu đặt ra là phải thông suốt về tài chính tiền tệ, lưu thông hàng hoá, đặc biệt là nhân lực. Thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp hiện nay là có đủ nhân lực để đáp ứng các đơn hàng, nắm bắt được các cơ hội. Chúng ta cũng phải coi đại dịch vừa qua và giai đoạn phục hồi này là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp bật lên thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.
Dưới góc nhìn của các doanh nhân, các chính sách ưu đãi không quan trọng bằng cơ hội kinh doanh, bởi các doanh nhân thường nhìn vào lợi ích sau cùng, nếu cơ hội mất đi thì doanh nghiệp sẽ khó phát triển và xây dựng chiến lược kinh doanh. Vì thế, thông điệp cho Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 năm nay tôi muốn đưa ra là xây dựng niềm tin và truyền cảm hứng. Trong kinh doanh, niềm tin là vàng. Vì sao chúng ta thấy mỗi lần iPhone mở bán thì người ta xếp hàng tại các cửa hàng của Apple? Đây phải chăng cũng là chữ tín và đạo đức, văn hoá kinh doanh của họ.
Về truyền cảm hứng, xin ông cho biết, các thế hệ doanh nhân Việt Nam cần được xây dựng và tiếp nối như thế nào trong thời gian tới?
Thế hệ doanh nhân trẻ của Việt Nam hiện nay là “sản phẩm” của thời kỳ đổi mới nên có tư duy kinh doanh khác trước. Hơn nữa, các doanh nhân trẻ hiện may mắn hơn thế hệ trước khi nền kinh tế nước ta có quy mô và nền tảng tốt hơn, thương hiệu Việt Nam có tiếng hơn nên sản phẩm ra thị trường quốc tế cũng thuận lợi hơn. Các doanh nhân trẻ cũng được đào tạo bài bản từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, được tiếp cận công nghệ hiện đại và thông tin đầy đủ, xã hội cũng đã coi trọng tầng lớp doanh nhân hơn…
Tuy nhiên, thế hệ doanh nhân trẻ cũng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh nhiều hơn, nhất là những doanh nhân trẻ mới lập nghiệp, khởi nghiệp. Hơn nữa, đối thủ cạnh tranh không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà là toàn cầu trong nền kinh tế hội nhập. Vì thế, thế hệ doanh nhân trẻ khởi nghiệp nhiều nhưng thất bại cũng nhiều, nên họ rất cần được truyền cảm hứng từ những thế hệ doanh nhân đi trước để vững tin vào con đường kinh doanh.
Chúng tôi rất mong ngày càng có nhiều doanh nhân, doanh nghiệp sẽ tham gia thực hành đạo đức kinh doanh chuẩn mực, mang bản sắc văn hoá Việt Nam nhưng đồng thời có tinh hoa của quốc tế để chúng ta tạo ra sức mạnh mới cho doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường kinh doanh toàn cầu hiện nay. Chúng tôi cũng kỳ vọng về mặt thể chế sẽ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ngày càng quan tâm, sẽ có những chính sách, thể chế kịp thời khích lệ các doanh nhân phát triển.
Chúng ta nói nhiều về đường lối, chủ trương độc lập, tự chủ mà Đảng, Nhà nước hướng tới. Muốn độc lập, tự chủ thì cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải lớn mạnh, muốn lớn mạnh thì môi trường kinh doanh phải được tạo điều kiện. Độc lập tự chủ phải chính từ nỗ lực của cả doanh nhân, doanh nghiệp. Từng doanh nhân, doanh nghiệp phải có tầm nhìn, phải xác định sứ mệnh của mình, phải xứng tầm nhìn, sứ mệnh của quốc gia, như vậy mới tạo được sự đồng hành và tạo được đội ngũ doanh nhân Việt Nam có tài, có đức, phải rất giỏi để sánh ngang được với các cộng đồng doanh nhân thế giới cả về tầm cỡ, năng lực.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK