Virus Dịch tả lợn châu Phi chắc chắn bị tiêu diệt khi nấu chín
Kiểm soát chặt buôn bán, vận chuyển lợn cảnh | |
Các địa phương chủ động ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi | |
Bộ NN&PTNT họp khẩn chống Dịch tả lợn châu Phi |
Quang cảnh toạ đàm. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Chỉ 0,1% tổng đàn lợn mắc bệnh
Phát biểu tại buổi Toạ đàm trực tuyến “Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi và thúc đẩy tiêu thụ thịt lợn an toàn” diễn ra chiều nay 19/3, tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết: Tính đến 19 giờ ngày 18/3, Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 294 xã, 62 huyện thuộc 19 tỉnh, thành phố gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Điện Biên, Bắc Kạn, Lạng Sơn… và gần đây nhất là tỉnh Thừa Thiên – Huế. Các ban ngành chức năng đã phải tiêu huỷ 34.774 con lợn, chiếm khoảng 0,1% tổng đàn lợn của cả nước.
“Đến nay, toàn bộ dịch xảy ra ở hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa có bất kỳ trang trại nào quy mô trên 500 con lợn bị bệnh. Trang trại chăn nuôi lớn nuôi rất nhiều, muốn tiêu thụ bắt buộc phải qua kiểm dịch thú y. Đến thời điểm này, Cục Thú y chưa nhận được thông tin từ hệ thống thú y kiểm soát và các kênh khác về vấn đề các trang trại chăn nuôi lợn lớn có nhiễm Dịch tả lợn châu Phi. An toàn sinh học rất quan trọng, đang được các đơn vị chăn nuôi quy mô lớn thực hiện triệt để”, ông Long nói.
2 ổ dịch đầu tiên được phát hiện ở Hưng Yên và Thái Bình, song chỉ trong vòng 1 tháng, dịch đã lây lan rộng và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Về mặt nguyên nhân dịch lây lan nhanh, ông Nguyễn Văn Long nêu rõ: Phổ biến nhất là một số người chăn nuôi, thương lái chưa nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm của dịch, vì lợi ích trước mắt nên đã có hiện tượng bán chạy lợn ốm, lợn chết, vận chuyển, giết mổ tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh, dẫn tới dịch bệnh lây lan nhanh và ở diện rộng.
Bên cạnh đó, virus Dịch tả lợn châu Phi có khả năng tồn tại lâu trong lợn bệnh, các sản phẩm lợn bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi. Trong khi đó, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
“Ngoài ra, qua các kết quả điều tra tại ổ dịch tại Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, chúng tôi nhận thấy các chủ hộ chăn nuôi đã xin thức ăn thừa từ bếp ăn công nghiệp, nhà hàng, quán ăn và đem về cho lợn ăn ngay mà không qua xử lý nhiệt, dẫn tới mầm bệnh phát tán ra diện rộng”, ông Long nói.
Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) thông tin thêm: Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ cao. Cụ thể, cả nước có gần 3 triệu nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng tổng đàn lợn chỉ chiến hơn 40%. Các hộ chăn nuôi đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng. Đây là 1 trong những lý do khiến chỉ trong hơn 1 tháng, tốc độ Dịch tả lợn châu Phi lan ra 18 tỉnh, thành.
Đừng “quay lưng” với thịt lợn
Thời gian gần đây, trước tình hình lây lan nhanh của Dịch tả lợn châu Phi, trong đời sống tiêu dùng đã xuất hiện tâm lý “tẩy chay” thịt lợn. Về vấn đề này, ông Dương phân tích: Hiện nay đã có hơn 34.000 con lợn bị bệnh và cả lợn nằm trong ổ dịch bị tiêu huỷ. Con số này rất nhỏ so với tổng đàn lợn cả nước là khoảng 28-29 triệu con. Thịt lợn đang lưu hành trên thị trường là thịt đảm bảo an toàn.
“Mong muốn là Dịch tả lợn châu Phi nhanh chấm dứt ở Việt Nam, song không thể trong một sớm một chiều. Hiện nay, 70% tiêu dùng thực phẩm trong nước là dùng thịt lợn. Việc của ngành chăn nuôi là vẫn phải đảm bảo cung cấp thịt cho người tiêu dùng. Ăn thịt lợn lúc này, người tiêu dùng sẽ góp phần đáng kể cùng các cơ quan quản lý tham gia chống dịch. Sự vô tình của người tiêu dùng sẽ làm trầm trọng thêm công tác chống dịch”, ông Dương nhấn mạnh.
Về cách chọn lựa, tiêu thụ thịt lợn an toàn, PGS.TS Phan Thị Thanh Tâm- Giảng viên ngành công nghệ chế biến thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội đưa ra khuyến cáo: Người tiêu dùng không nên quay lưng với thịt lợn mà lựa chọn những sản phẩm uy tín. Đối với các loại thịt lên men như thịt muối, nem chua, thịt chua…, các loại giun, sán chưa thể bị loại bỏ hết nên tốt nhất người tiêu dung hạn chế sử dụng.
Cơ quan chức năng khẳng định, toàn bộ sản phẩm thịt lợn được chế biến, đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường đều là thịt an toàn. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Cũng theo bà Phan Thị Thanh Tâm: Ở khâu nhận biết nguyên liệu thịt lợn, muốn an toàn cho người tiêu dùng về mặt lý thuyết cần có dấu kiểm định lợn của cơ quan thú y. Về mặt cảm quan, thịt lợn bị Dịch tả lợn châu Phi, ngoài việc sốt, xuất huyết thì lợn có vết tím, xám ở vùng bụng, chân, thịt không có độ mềm dẻo, săn chắc...
Ngoài vấn đề tiêu dùng thịt an toàn, liên quan đến khâu phòng chống dịch, bà Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nêu quan điểm: Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, an toàn sinh học nghiêm ngặt trong khu chăn nuôi lợn là rất quan trọng. Về quy trình chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, bà con nông dân cần chọn giống là những con của cặp bố mẹ có năng suất cao, có nguồn gốc rõ ràng và được tiêm phòng đầy đủ.
“Về thức ăn phải đủ hàm lượng dinh dưỡng và được kiểm soát đảm bảo không bị nấm mốc, ôi thiu. Nước uống cho đàn lợn phải sạch sẽ. Bên cạnh đó, đàn lợn cần được tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Hiện, bà con thực hiện tiêu độc khử trùng chưa đúng khuyến cáo, chưa đúng khoa học kỹ thuật. Để đạt được hiệu quả cao trong sát trùng bà con cần chú ý làm sạch chuồng trại trước khi tiêu độc khử trùng”, bà Hạnh nói.
Tin liên quan
Dùng ô tô vận chuyển 800 kg chân giò lợn không rõ nguồn gốc
15:16 | 23/09/2023 An ninh XNK
Siêu thị giảm giá, bán thịt lợn không lợi nhuận dịp Tết
14:23 | 04/01/2023 Kinh tế
Tháo “van” xuất khẩu thịt lợn tiểu ngạch để cứu giá lợn?
13:54 | 22/11/2022 Xuất nhập khẩu
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK