Việt Nam phấn đấu đến tháng 10 đạt được miễn dịch cộng đồng
Ông đánh giá như thế nào về việc Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19?
Quan điểm của Đảng và Nhà nước là “chống dịch như chống giặc” và huy động toàn bộ xã hội tham gia vào công tác này. Tôi cho rằng quyết định thành lập Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 hoàn toàn hợp lí trong điều kiện chống đại dịch hiện nay, bởi vắc xin mang lại hiệu quả lớn trong phòng chống dịch.
Xã hội hóa vắc xin không chỉ huy động người dân đóng góp kinh phí vào Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 mà còn huy động nguồn cung để nước ta có nguồn vắc xin nhanh nhất, sớm nhất tiêm cho người dân. Ước tính Việt Nam cần 150 triều liều vắc xin đối với loại tiêm 2 liều/người tiêm cho khoảng 60-70% dân số để đạt được miễn dịch cộng đồng. Số lượng vắc xin này rất lớn, cần có sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân.
Vắc xin Covid-19 chỉ có thời hạn sử dụng từ 6 tháng đến một năm, tuy nhiên năm 2021 Việt Nam đã đàm phán được 130 triệu liều. Vậy với thời gian như vậy, Việt Nam có tiêm hết được số vắc xin này không, thưa ông?
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ nhập khẩu 150 triệu liều vắc xin để tiêm 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Đến nay, Việt Nam đã đặt mua được 170 triệu liều vắc xin, nhưng nhà sản xuất không cam giao đúng tiến độ. Tuy nhiên, từ tháng 8/2021 trở đi, nguồn vắc xin sẽ về Việt Nam nhiều hơn. Trong đó, Pfizer cam kết chuyển 15,5 triệu liều trong quý 3 và một số lượng tương đương trong quý 4/2021. AstraZeneca và Covax cũng cam kết cung cấp cho Việt Nam khoảng 30 triệu liều vắc xin. Mới đây, phía Nga cũng cam kết dành cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin Sputnik V. |
Những loại vắc xin khác được nghiên cứu và sản xuất từ 4-5 năm nên đánh giá được hạn sử dụng. Tuy nhiên, hiện tất cả vắc xin Covid-19 trên thế giới đều được nghiên cứu và sản xuất với thời gian chưa đến 1 năm nên các nhà sản xuất cũng chưa đánh giá được hạn sử dụng vắc xin kéo dài bao lâu. Vì vậy, vắc xin Covid-19 có thời hạn sử dụng ngắn.
Tất cả vắc xin Covid-19 nhập về Việt Nam, Bộ Y tế và UBND các tỉnh phải có kế hoạch cung cấp và giải quyết lượng vắc xin để tiêm được khối lượng vắc xin lớn trong thời gian ngắn. Việc tiêm vắc xin sớm chúng ta mới giải quyết được tình hình dịch bệnh hiện nay.
Việt Nam phấn đấu từ nay đến tháng 10/2021 đạt được miễn dịch trong cộng đồng khoảng 60-70%, nghĩa là khoảng 60-70% dân số được tiêm vắc xin Covid-19. Song tôi cũng muốn nói rằng, từ nay đến hết năm 2021 chúng ta chưa đạt được tỉ lệ mong muốn đó. Do đó người dân phải thực hiện tốt biện pháp 5K. Thủ tướng cũng đã quán triệt phòng chống dịch với phương châm “vắc xin cộng 5K”
Việc sản xuất vắc xin Covid-19 trong nước tính đến thời điểm hiện nay ra sao, thưa ông?
Việt Nam là quốc gia có kinh nghiệm sản xuất vắc xin và đã sản xuất được trên 10 loại vắc xin. Đối với vắc xin Covid -19 hiện có 3 nhà sản xuất là Nanogen, Ivax và Vabiotech, trong đó có vắc xin của Nanogen đang đưa vào thử nghiệm giai đoạn 3. Tôi nghĩ rằng, vắc xin của Nanogen thử nghiệm giai đoạn 3 mà có kết quả tốt thì trong năm 2021 Việt Nam sẽ có vắc xin tiêm cho người dân.
Việc sản xuất vắc xin ở trong nước vô cùng cần thiết việc đáp ứng nguồn trước mắt và lâu dài. Khi chúng ta đảm bảo được nguồn cung vắc xin thì sẽ thực hiện được kế hoạch bao phủ tiêm chủng và giá vắc xin sẽ giảm hơn so với những loại vắc xin nhập khẩu.
Song song với đó hiện Việt Nam đã và đang đàm phán một số nước trên thế giới để chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin. Khi có công nghệ sản xuất của một số nước, Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin Covid-19 mà có thể học tập để sản xuất nhiều loại vắc xin khác.
Vừa qua Bộ Y tế đã công bố 36 doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu vắc xin, theo ông các doanh nghiệp này cần làm gì để có thể nhập vắc xin Covid-19? Ông có khuyến cáo gì với những doanh nghiệp muốn nhập khẩu vắc xin, thưa ông?
Tôi đánh giá cao các xí nghiệp, công ty thực hiện chủ hiện chủ trương xã hội hóa vắc xin của Chính phủ. Vắc xin là thuốc đặc biệt, do đó việc doanh nghiệp nhập khẩu vắc xin tiêm chủng cho người dân phải đảm bảo quy trình rất ngặt nghèo, từ khâu sản xuất đến vận chuyển và bảo quản, tiêm chủng.
Những loại vắc xin được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trong nước đều đã thẩm định đạt tiêu chuẩn thế giới hoặc được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng. Bộ Y tế đã thông tin có 36 doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu vắc xin, do đó đơn vị nào có nguồn cung nhập vắc xin cần liên hệ với những doanh nghiệp đủ điều kiện để nhập khẩu. Còn những doanh nghiệp nào có chức năng nhập khẩu vắc xin thì có thể tiến hành nhập trực tiếp.
Thứ nhất, doanh nghiệp nhập khẩu vắc xin về để tiêm cho người dân không phải là cán bộ, công nhân viên của DN đó thì cần phải có sự chia sẻ, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế để xem xét ưu tiên tiêm cho những đối tượng nào.
Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp nhập vắc xin để trực tiếp tiêm cho công nhân, cán bộ của xí nghiệp mình thì phải có kế hoạch tiêm cho đối tượng nào trước, tiêm cho đối tượng nào sau và phải có kỹ thuật tiêm. Bởi tiêm vắc xin không phải tiêm thuốc bình thường mà còn thực hiện khám sàng lọc và theo dõi 14 ngày sau tiêm. Tất cả quy trình tiêm phải tuân theo các quy định của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn và vắc xin đạt được hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Thủ tướng Chính phủ: Ước cả năm 2024 có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch
16:02 | 21/10/2024 Kinh tế
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK