Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp nhận dòng vốn FDI dịch chuyển theo xu hướng “Trung Quốc +1”
Vốn FDI từ Hàn Quốc đang đổ mạnh vào Việt Nam | |
Tiếp tục hút dòng vốn ngoại có chọn lọc | |
Đón chờ dòng vốn FDI mới từ Hoa Kỳ vào Việt Nam | |
Việt Nam có cơ hội thu hút làn sóng FDI chất lượng cao từ châu Âu |
TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài. |
Nhìn lại 35 năm thu hút FDI, ông đánh giá như thế nào về dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam?
Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành, Việt Nam đã trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài. Sau giai đoạn khởi động (1988-1990), từ năm 1991 đến nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng trưởng khá ổn định.
Nếu năm 1991, số vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam mới đạt 1,28 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 428,5 triệu USD thì đến năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi của đại dịch Covid-19, số liệu tương ứng về FDI đăng ký và thực hiện là 31,15 tỷ USD và 19,74 tỷ USD.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng nhanh và ổn định của dòng vốn FDI vào Việt Nam trước hết là sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nước; thứ hai là sự nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế thông qua việc cải tiến thể chế, luật pháp, chính sách, ký kết các hiệp định song phương và đa phương liên quan đến thương mại và đầu tư; thứ ba là sự tăng trưởng về quy mô nền kinh tế, đảm bảo khả năng hấp thụ ngày càng tăng lượng vốn FDI, trong đó phải kể đến sự lớn mạnh cũng như đóng góp của kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp tư nhân.
Tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại, vốn FDI toàn cầu có thể suy giảm. Thêm vào đó, cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt, do đó Việt Nam khó đạt được mục tiêu về chất lượng và hiệu quả kinh tế-xã hội nếu không sàng lọc các dự án FDI chất lượng cao. Ông đánh giá như thế nào về ý kiến này?
Đúng là hiện đang có nhiều yếu tố tác động đến xu hướng chuyển dịch FDI trên toàn cầu gây cản trở dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có những lợi thế nhất định, tạo cơ hội thu hút nguồn vốn FDI có chất lượng. Theo đó, sự ổn định và vững chắc của chính trị -xã hội đất nước, kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định và kết nối quốc tế sâu rộng sẽ tạo cơ hội thu hút FDI với quy mô ngày càng tăng.
Với vị trí chiến lược quan trọng, tiếp giáp với Trung Quốc là nơi cung ứng nguồn hàng hóa, nguyên liệu quy mô lớn và là một thị trường lớn, Việt Nam có điều kiện để nhà đầu tư tiết giảm chi phí vận chuyển và kết nối ổn định chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU đều đánh giá Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để nhận chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc. Do đó, Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp nhận dòng vốn FDI dịch chuyển theo xu hướng “Trung Quốc +1”.
Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều tác hại nhưng cũng tạo cơ hội đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ở mọi lĩnh vực, mọi địa phương. Đây là động lực tạo nên bước nhảy vọt trong tương lai về năng suất lao động, tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút đầu tư có hàm lượng công nghệ cao.
Trong Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát hành, khu vực FDI dường như đang được coi trọng hơn nội lực. Vậy, theo ông, làm thế nào để chúng ta kéo doanh nghiệp trong nước đi lên cùng FDI, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao?
Trong thực tế, qua khảo sát của chúng tôi, vừa qua nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc mong muốn liên kết với các nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm Việt Nam. Do công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn yếu, khó tìm kiếm nhà cung cấp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài quy mô lớn buộc phải lôi kéo các doanh nghiệp phụ trợ, đối tác bên nước họ sang Việt Nam đầu tư sản xuất.
Nhu cầu liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam đã có, chúng ta cần có cơ chế, chính sách để nâng tầm các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam về trình độ công nghệ và kỹ năng quản lý để đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Muốn vậy, Nhà nước phải đóng vai trò bà đỡ đối với các doanh nghiệp trong nước thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển một số lĩnh vực ưu tiên thuộc công nghiệp hỗ trợ để tập trung đầu tư, tránh dàn trải không hiệu quả; Xây dựng cổng thông tin kỹ thuật số, tạo dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến kết nối các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng trên toàn cầu; tổ chức các triển lãm công nghiệp quốc tế tại Việt Nam để kết nối người cung cấp với người có nhu cầu; ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp FDI tự nguyện chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, liên kết và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của họ.
Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước phải chủ động tiếp cận công nghệ mới của thế giới, tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm phù hợp với khả năng của mình, nâng cao trình độ quản trị và kỹ năng quản lý đáp ứng điều kiện hợp tác với doanh nghiệp FDI.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK