Vì sao Mỹ muốn chấm dứt hiệp ước hạt nhân với Nga?
Nói với các phóng viên hôm 20/10 trước khi lên chuyên cơ Không lực Một (Air Force One) rời Nevada cho chiến dịch vận động tiếp theo, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng: “Nga đã vi phạm thỏa thuận. Họ đã vi phạm thỏa thuận đó nhiều năm rồi. Tôi không hiểu tại sao Tổng thống Obama đã không đàm phán hay rút khỏi hiệp ước này. Chúng tôi sẽ không để họ vi phạm hiệp ước, tiếp tục với vũ khí hạt nhân còn chúng ta thì không được phép làm điều đó. Chúng ta là bên vẫn còn ở trong thỏa thuận và tuân thủ các thỏa thuận. Những Nga thì không. Vì thế, chúng ta sẽ xóa bỏ thỏa thuận đó".
INF là gì?
Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung INF được ký giữa Tổng thống Mỹ Ronald Regan và Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988.
Theo Hiệp ước INF, cả Nga và Mỹ cam kết cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km). Hiệp ước được ký kết đã mở ra một nền tảng bạo vệ cho các đồng minh châu Âu của Mỹ và đánh dấu một thỏa thuận quan trọng giữa 2 nước là trung tâm của cuộc chạy đua vũ trang trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby, hiện là chuyên gia phân tích quân sự và ngoại giao của CNN, giải thích rằng, hiệp ước INF “không được thiết kế để giải quyết tất cả các vấn đề giữa Mỹ và Liên Xô”, mà “là để cung cấp các biện pháp về sự ổn định chiến lược trên lục địa châu Âu”.
Ông nói: “Tôi cho rằng các đồng minh châu Âu bây giờ không ai mừng khi nghe tin Tổng thống Trump muốn Mỹ rút khỏi hiệp ước này”.
Tại sao tuyên bố rút khỏi INF vào thời điểm này?
Chính quyền của Tổng thống Trump nhiều lần nói rằng, Nga vi phạm hiệp ước INF, và cũng chỉ ra rằng, chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama cũng không ít lần cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước.
Năm 2014, CNN đưa tin Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF, viện dẫn các vụ thử tên lửa hành trình từ năm 2008. Thời điểm đó (năm 2014), đã thông báo cho các đồng minh NATO về các hành động nghi là phá vỡ hiệp ước của phía Nga. Tuy nhiên, phải tới gần đây NATO mới chính thức xác nhận các hành động của Nga giống như vi phạm hiệp ước INF.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đầu tháng này nói rằng, NATO vẫn “lo ngại về việc Nga thiếu tôm trọng các cam kết quốc tế, trong đó có Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung”.
“Hiệp ước INF là yếu tố quan trọng đối với an ninh của chúng tôi. Hiện tại hiệp ước này đang gặp nguy hiểm vì các hành động của Nga. Sau nhiều năm phủ nhận, Nga mới đây đã thừa nhận sự tồn tại của hệ thống tên lửa mới, có tên là 9M729. Nga không cung cấp bất cứ câu trả lời đáng tin cậy nào về hệ thống tên lửa mới. Tất cả các thành viên NATO đều nhất trí rằng, đánh giá hợp lý nhất là: Nga đang vi phạm hiệp ước INF. Do đó, điều cấp thiết là Nga phải giải quyết các mối lo ngại này một cách đầy đủ và minh bạch”, ông Stoltenberg nói trong cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO đầu tháng 10/2018.
Việc Nga không tuân thủ Hiệp ước INF cũng được nêu trong Báo cáo tình hình hạt nhân gần đây nhất do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tháng 2/2018, theo đó, Nga “tiếp tục vi phạm một loạt hiệp ước và cam kết về kiểm soát vũ khí”.
“Nói rộng hơn, Nga đang bác bỏ hoặc trốn tránh các nghĩa vụ và cam kết quốc tế dưới một loạt hiệp ước, và ngăn chặn những nỗ lực của Mỹ về Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START)”, báo cáo nhấn mạnh.
INF có ý nghĩa gì với an ninh Mỹ?
Việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF có thể dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang trên khắp châu Âu, tương tự với cuộc chạy đua đã từng diễn ra trước khi hiệp ước được ký vào những năm 1980.
“Tôi không nghĩ chúng ta đang ở đúng thời điểm”, ông John Kirby nói. “Nếu rút khỏi INF, chúng ta thực sự cần phải nghĩ chúng ta sẽ làm điều đó như thế nào, ngay bây giờ, vì năng lực của chúng ta không cân bằng với Nga, đặc biệt là về các tên lửa. CHúng ta sẽ cố gắng và chống lại chúng như thế nào? Chúng ta sẽ cố gắng và giúp ngăn chặn việc sử dụng nó trên lục địa châu Âu ra sao?”.
Yếu tố Trung Quốc?
Giới chức chính quyền Mỹ tin rằng, Hiệp ước INF đang đặt Mỹ ở thế bất lợi hơn vì Trung Quốc không tham gia vào cam kết cắt giảm các tên lửa hạt nhân tầm trung ở Thái Bình Dương, trong khi các điều khoản của Hiệp ước không cho phép Mỹ phát triển vũ khí mới.
Phát biểu với các phóng viên ngày 20/10, Tổng thống Trump có đề cập tới Trung Quốc khi giải thích về lý do ông muốn Mỹ rút khỏi INF.
“Nếu Nga hay Trung Quốc chạy tới và nói ‘chúng ta hãy khôn ngoan hơn, hãy để không ai trong chúng ta phát triển những vũ khí này’. Nhưng nếu Nga đang làm điều đó, Trung Quốc làm điều đó và chúng ta thì vẫn cứ tuân thủ các cam kết thì đó là điều không thể chấp nhận được”, ông Trump nói.
Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện năm 2017, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris nói rằng, khoảng 95% lực lượng tên lửa Trung Quốc sẽ vi phạm INF nếu Trung Quốc là một bên trong thỏa thuận. “Đây là sự thật rất quan trọng, vì Mỹ không có năng lực tương đương do chúng ta tuân thủ INF với Nga”.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng dự kiến sẽ thảo luận về INF với giới chức Nga khi ông có chuyến thăm Moscow sắp tới.
Trong khi đó, nhà phân tích John Kirby cho rằng phía Nga sẽ đồng ý với quyết định của Mỹ về việc rút khỏi INF. “Điều này cho Nga cái cớ tiếp túc những gì họ đang làm và sẽ làm một cách công khai hơn”.
Phản ứng về quyết định của Tổng thống Donald Trump, Thượng nghị sỹ Nga Alexey Pushkov ngày 21/10 nói trên Twitter rằng: “Mỹ đang đưa thế giới trở lại Chiến tranh Lạnh” và đây là “cú đòn nặng giáng vào toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược trên thế giới”.
Thượng nghị sỹ Nga Konstantin Kosachev cũng cảnh báo trên Facebook cá nhân rằng hậu quả sẽ thực sự thảm khốc. Tuy nhiên, ông nói việc Mỹ rút khỏi INF vẫn chưa chính thức và có thể coi tuyên bố của ông Trump là “một kiểu ra tối hậu thư hơn là một hành động pháp lý đã hoàn thành”.
Tin liên quan
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK