Vẫn quá nhiều băn khoăn về quy định hàng “Made in Vietnam”
Quang cảnh hội thảo. |
Tại sao hàm lượng giá trị gia tăng là 30%?
Tại Hội thảo xin ý kiến Dự thảo thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay 25/9, tại Hà Nội, băn khoăn về quy định hàm lượng giá trị gia tăng trên 30% thì được dán nhãn sản xuất tại Việt Nam, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt vấn đề: Tại sao lại là con số 30% mà không phải 40%? Liệu quy định này có phù hợp với quy định quốc tế hay không? Thực tế, một số DN chỉ sản xuất một số công đoạn nhất định nào đó, sản phẩm làm ra không đạt tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng 30% thì sẽ phải ghi như thế nào?
Liên quan tới vấn đề này, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam đưa ra ví dụ cụ thể: Trong sản xuất sữa bột cho trẻ em, nguyên liệu bột nhập khẩu về nhưng công thức để tạo ra dòng sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với trẻ em Việt Nam thì phải thuê nhà nghiên cứu. Hàm lượng chất xám cao nhưng hàm lượng nguyên liệu đầu vào thì có lẽ không đạt trên 30%.
“Ngoài ra, khi doanh nghiệp đầu tư nuôi bò sữa tại Lào, Campuchia, nguyên liệu đó chở về Việt Nam. Bò đấy cũng như bò nhập khẩu về Việt Nam vắt sữa, quy trình quản lý tất cả của Việt Nam. Hàng hóa đó gọi là xuất xứ Việt Nam, Lào hay Campuchia. Điều này rất khó”, ông Trung bày tỏ băn khoăn.
Trước những ý kiến nêu trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh lý giải rằng: Hiện nay, 100% hàng hóa xuất khẩu đều đã có quy định như thế nào được coi là sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam (Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa). Khi xuất khẩu hàng hóa, chỉ cần 30% hàm lượng nội địa, hàng Việt Nam đã được ghi là hàng hóa xuất xứ Việt Nam.
Quy định thế nào là hàng sản xuất tại Việt Nam tiêu thụ nội địa có thể coi là “bánh răng” còn thiếu. Quan điểm của ban soạn thảo là “bánh răng” này phải khớp với các “bánh răng” còn lại, tránh tình trạng mâu thuẫn. Nếu thông tư này quy định cao hơn con số 30% thì sẽ dẫn tới tình trạng hàng xuất khẩu được coi là hàng Việt Nam, song cũng hàng đó đem tiêu thụ nội địa thì lại không được coi là hàng hóa Việt Nam.
“Trong mọi Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, tỷ lệ 30% là tỷ lệ được sử dụng. Giá trị tạo ra trên lãnh thổ nước nào đó đạt 30% trở lên thì được coi là hàng hóa do nước đó sản xuất. Đó là lý do lựa chọn con số tỷ lệ 30%”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.
Về ý kiến của Hiệp hội Sữa Việt Nam, lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay: Nếu nhập khẩu nguyên liệu về, giá trị gia tăng tạo ra ở Việt Nam dưới 30% thì tốt nhất ghi xuất xứ theo hướng dẫn tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa (cho phép doanh nghiệp tự xác định, tự ghi xuất xứ theo hiểu biết tốt nhất của họ). Nếu thời gian tới quy định mở rộng ra có thể ghi là chế tạo tại Việt Nam từ sữa nguyên liệu nhập khẩu ở nước nào đó…
Nói về giá trị chất xám để tính hàm lượng giá trị gia tăng, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thừa nhận rằng “chất xám rất khó đánh giá, rất khó nhận dạng”. Chính vì vậy, những sản phẩm có chất xám mà có giá trị, thông thường sẽ làm đăng ký bản quyền cho sản phẩm chứa chất xám đó. Sau khi có bản quyền và quyền sở hữu với bằng phát minh sáng chế đó, chúng ta mới tính giá trị của chất xám đó.
Còn nếu nói chuyện chất xám chung chung rất khó. Vì thế, Dự thảo thông tư này có tính giá trị chất xám trong hàm lượng giá trị gia tăng trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng với điều kiện là “giá trị của chất xám đó tính toán được”.
Đơn vị nào giúp doanh nghiệp xác nhận?
Bên cạnh câu chuyện về hàm lượng giá trị gia tăng 30%, vấn đề được không ít doanh nghiệp quan tâm là đơn vị nào sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xác nhận hàng hóa của doanh nghiệp được ghi nhãn là sản xuất tại Việt Nam hay hàng Việt Nam khi doanh nghiệp có nhu cầu.
Ông Chu Đình Hoàng, Công ty CP Devyt bày tỏ: Với hàng xuất khẩu đã có quy định tương đối rõ ràng về tiêu chí, cơ quan xác định hàng hóa đó có đáp ứng xuất xứ Việt Nam hay không. Tuy nhiên, với hàng hóa tiêu thụ tại nội địa, khi doanh nghiệp có nhu cầu thì đơn vị nào sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xác định hàng hóa có phải là xuất xứ Việt Nam, được ghi nhãn “Made in Vietnam” để bán trên thị trường?
“Chúng tôi muốn nhập hạt dẻ cười, hạt điều về sàng lọc, rang xay, chế biến cho hợp khẩu vị người Việt Nam. Nhưng đến giờ này chúng tôi chưa dám đầu tư vì không biết có được ghi sản xuất ở Việt Nam hay không. Nếu có đơn vị xác nhận cho thì chúng tôi sẵn sàng đầu tư ngay”, ông Hoàng nói.
Thừa nhận nội dung thông tư còn chưa rõ ràng về nội dung này, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho hay: Quá trình hoàn thiện thông tư này sẽ làm rõ hơn trường hợp doanh nghiệp cần tham vấn để hiểu đúng quy định chính sách thì gửi ý kiến về đâu. Hay trường hợp có ý kiến thắc mắc doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia ghi hàng hóa sản xuất tại Việt Nam là không chính xác thì ai là người đứng ra phân xử…
Tin liên quan
Tuân thủ pháp lý trên môi trường quốc tế
05:24 | 09/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà mua hàng quốc tế mở rộng cửa thu mua hàng Việt
21:46 | 09/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng Việt ngày càng chinh phục người Việt
08:54 | 27/12/2023 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Tổng cục Hải quan lấy ý kiến về Đề án Cửa khẩu số
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK