Tự ý dùng thuốc điều trị Covid-19: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Không chỉ tìm mua thuốc trôi nổi trên thị trường, nhiều F0 còn điều trị bệnh bằng các đơn thuốc được truyền trên các trang mạng xã hội hoặc đơn thuốc của nhà thuốc khiến tinhf trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn Ảnh: Bộ Y tế |
Điều trị theo đơn “truyền miệng”
Trước tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội diễn biến phức tạp, nhiều gia đình đã chuẩn bị sẵn “tủ thuốc tại gia” gồm các thuốc thông thường như: Giảm sốt, ho, vitamin, xịt mũi, họng, kit test nhanh Covid-19… Khi thuốc điều trị Covid-19 chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước được Bộ Y tế cấp phép bán trên thị trường, nhiều người cũng tìm cách mua những loại thuốc này để dự trữ trong tủ thuốc của gia đình để sử dụng khi cần. Do là thuốc bán theo đơn của bác sĩ nên để dễ mua được thuốc, nhiều người đã tìm mua thuốc trên các trang mạng xã hội. Khảo sát trên nhiều trang mạng xã hội, chợ thuốc online phóng viên thấy thuốc Molravir 400mg của Công ty Cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam được rao bán công khai với giá từ 270.000 đến 280.000 đồng/hộp. Người mua không cần đơn và có thể mua với số lượng lớn, trong khi đây là thuốc bắt buộc phải bán theo đơn.
Không chỉ vậy, nhiều gia đình đã dự trữ thuốc kháng đông, kháng viêm để hỗ trợ điều trị khi mắc Covid-19 được bán trôi nổi trên thị trường. Hiện trên nhiều trang mạng xã hội, nhiều loại thuốc được quảng cáo có tác dụng ức chế virus, tăng cường đề kháng, giảm tối đa lây nhiễm bệnh Covid-19 được chào bán rầm rộ như: Thuốc Molnupiravir 400mg được chào bán với giá 1,2 triệu đồng/vỉ 10 viên; thuốc Molcovir có giá gần 5 triệu đồng cho 1 hộp 100 viên nang; thuốc Arbidol 200mg của Nga được rao bán giá 290.000-350.000 đồng/hộp 10 viên; thuốc Areplivir có giá từ 2,1-2,5 triệu đồng/hộp; thuốc Favipiravir và Remdesivir cũng được chào bán với giá từ 3-5 triệu đồng...
Không chỉ tìm mua thuốc trôi nổi trên thị trường, nhiều người còn điều trị bệnh Covid-19 bằng các đơn thuốc được truyền trên các trang mạng xã hội hoặc đơn thuốc của nhà thuốc. TS.BS Ngô Quang Hải, Học viện Quân y thông tin, nhiều gia đình đã mắc phải sai lầm lớn khi cho trẻ mắc Covid-19 uống kháng sinh và các thuốc kháng viêm nhóm corticoid từ sớm. Nguyên nhân chủ yếu, gia đình mua thuốc điều trị theo đơn của hiệu thuốc. Theo bác sĩ Hải, trẻ em là đối tượng bệnh nhân nhạy cảm nếu dùng thuốc kháng sinh tràn lan dễ dẫn đến tỷ lệ kháng thuốc cao trong tương lai.
Đặc biệt, hiện nay khi số lượng F0 điều trị tại nhà tăng cao, y tế cơ sở quá tải nhiều người đã tìm thông tin trên mạng hoặc gọi bạn bè, bác sĩ quen để xin đơn thuốc, tự điều trị… dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh, vitamin tràn lan.
Cẩn trọng khi dùng thuốc
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt – Nga, Bộ Quốc phòng (Nhóm bác sĩ Quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà) cho biết, nhiều người khi có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 đã vội vàng tìm mua các loại thuốc được cho là phòng, chống lây nhiễm tốt dẫn đến tình trạng dùng quá nhiều thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch. Hiện có một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các loại thuốc bổ như: Kẽm, vitamin C, D liều cao có thể giúp người bệnh Covid-19 nhanh bình phục hơn. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học là chưa rõ ràng, chưa có tính thuyết phục cao. Việc tăng cường miễn dịch là câu chuyện dài hạn, người dân có thể chọn loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng phù hợp, với liều vừa phải và nên dùng lâu dài để đem lại hiệu quả.
Đối với việc sử dụng kháng sinh để điều trị cho F0, theo bác sĩ Hoàng, thuốc kháng sinh không có tác dụng với các loại virus. Nhưng một số người vẫn cần sử dụng thuốc kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn và chỉ cần dùng một loại kháng sinh một kháng sinh dự phòng. Nhưng nhiều người đã điều trị bệnh Covid-19 theo các đơn thuốc trên mạng xã hội nên đã uống hai loại thuốc kháng sinh mạnh cùng một lúc. Việc lạm dụng kháng sinh sẽ khiến gan, thận của người bệnh bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị virus SARS-CoV-2 tấn công. Ngoài ra, nếu người bệnh dùng thuốc kháng sinh không đúng liều lượng, sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu bị nhiễm khuẩn thì các kháng sinh đó không còn tác dụng.
Để tránh "cơn bão" cytokine, được cho là nguyên nhân gây Covid-19 nghiêm trọng, nhiều người đã chia sẻ cách sử dụng các thuốc kháng viêm nhóm corticoid sớm. BS Nguyễn Huy Hoàng thông tin, các thuốc kháng viêm nhóm corticoid để chống “cơn bão” cytokine phải được bác sĩ chỉ định và theo dõi sát sao. Người bệnh Covid-19 không tự ý dùng các thuốc này để dự phòng “cơn bão” cytokine. Đến nay, các nghiên cứu cho thấy, việc dùng thuốc kháng viêm nhóm corticoid sớm (khi chưa phải thở oxy, khi nồng độ oxy trong máu (SpO2) còn trên 95%) đều làm cho tỷ lệ trở nặng và tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao hơn so với không dùng các loại thuốc này. Nếu người bệnh dùng các thuốc nhóm corticoid liều cao và kéo dài có thể gặp tác dụng phụ nguy hiểm như: Làm giảm miễn dịch quá mức gây bùng phát các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm nặng thêm bệnh đái tháo đường.
Theo đúng hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, các thuốc kháng viêm nhóm corticoid không được phép dùng cho người bệnh Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng mới chỉ ở mức độ nhẹ. Việc chỉ định thuốc này vào phác đồ điều trị Covid-19 phải do bác sĩ quyết định sau khi đã đánh giá hết sức cẩn thận tình trạng của người bệnh.
Tin liên quan
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK