Trung Quốc dồn vốn vào ngành gỗ, lo đầu tư “núp bóng”?
Ngành gỗ "xếp hàng" lên mạng để kết nối với thị trường thế giới | |
Xuất khẩu gỗ tăng trưởng cao trong dịch bệnh | |
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm tăng gần 60% |
“Đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” nếu không được kiểm soát chặt sẽ có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho toàn ngành chế biến, xuất khẩu gỗ trong tương lai. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Doanh nghiệp FDI lấn lướt
Báo cáo “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam: Thực trạng 2020 và xu hướng phát triển là sản phẩm hợp tác” của nhóm nghiên cứu gồm: Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) vừa được công bố.
Theo đó, tính đến hết năm 2020, ngành nhận được 63 dự án mới với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 327,7 triệu USD; 52 lượt tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 193,6 triệu USD; 122 lượt góp vốn mua cổ phần, với giá trị góp vốn đạt 244,8 triệu USD.
Tổng số 63 dự án FDI đầu tư vào ngành gỗ năm 2020 đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dẫn đầu trong danh sách là các thị trường như Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Seychelles và Singapore.
Nhìn chung, vốn đầu tư trung bình mỗi dự án nhỏ và các hoạt động đầu tư tập trung vào sản xuất các sản phẩm gỗ như bàn ghế, giường, tủ, bàn ghế sofa, tủ bếp, gỗ dán… Đáng chú ý, Trung Quốc có số lượng dự án đầu tư lớn, với 23 dự án, nhưng mức đầu tư cho mỗi dự án chỉ khoảng 2,27 triệu USD, giảm tới 37% so với năm 2019 (trung bình 3,62 triệu USD/1 dự án).
Về xuất khẩu của các doanh nghiệp khối FDI năm 2020 tiếp tục thể hiện tính vượt trội so với khối các doanh nghiệp nội địa. Khối này có 653 doanh nghiệp FDI trực tiếp tham gia xuất khẩu, chiếm 18% trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu, với kim ngạch đạt 6 tỷ USD, chiếm 51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.
So sánh với con số 2.676 doanh nghiệp và 5,9 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp nội địa cho thấy các doanh nghiệp FDI đã vượt xa doanh nghiệp nội địa về quy mô xuất khẩu.
Sự vượt trội này có thể là do sự khác biệt về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ và quản lý, quy mô vốn đầu tư, tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp FDI so với doanh nghiệp nội địa.
“Cho đến nay, chưa có đánh giá hoặc nghiên cứu nào nhìn vào các khía cạnh này. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có những nghiên cứu, nhằm nắm bắt thông tin về các yếu tố tạo ra sự vượt trội và chia sẻ với khối doanh nghiệp nội địa”, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia Tổ chức Forest Trends nhận định.
Lo lắng đầu tư “núp bóng”
Nhiều chuyên gia đánh giá, mặc dù FDI hiện là bộ phận không thể tách rời của ngành gỗ, một số hoạt động đầu tư FDI ẩn chứa rủi ro lớn và điều này đã và đang làm tổn hại tới ngành. Trong những năm gần đây, đặc biệt bắt đầu từ thời điểm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung diễn ra, tình trạng “đầu tư chui, đầu tư núp bóng” đã xuất hiện trong ngành.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra, tình trạng này diễn ra khi một số công ty có nguồn vốn từ Trung Quốc nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc vào Việt Nam, lấy nhãn mác xuất xứ của Việt Nam sau đó xuất khẩu vào Mỹ.
Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp Trung Quốc tránh được các mức thuế mà Chính phủ Mỹ áp dụng đối với các mặt hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc.
Đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” cũng xảy ra dưới hình thức các doanh nghiệp Trung Quốc thuê nhà xưởng, nhân công, người quản lý của Việt Nam, nhập khẩu các bộ phận của đồ gỗ từ Trung Quốc sau đó thực hiện lắp ráp các bộ phận này tại Việt Nam trước khi xuất khẩu đi Mỹ.
Trên thực tế, nhận biết được tính nghiêm trọng của tình trạng đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng”, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã và đang nỗ lực kiểm soát tình hình và đưa ra các biện pháp giảm rủi ro.
Gần đây nhất, trong tháng 2/2021 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi văn bản tới Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nhằm kêu gọi kiểm soát chặt chẽ đối với các hành vi chống gian lận xuất xứ đối với các sản phẩm gỗ.
Văn bản đề nghị chính quyền các tỉnh, thành phố kiểm tra các dự án đầu tư FDI để giảm rủi ro trong gian lận xuất xứ, ưa tiên lựa chọn các dự án có tính vượt trội về công nghệ, tham vấn với các hiệp hội gỗ về các dự án đầu tư, xem xét kỹ các dự án đầu tư sản xuất các mặt hàng có yếu tố rủi ro gian lận.
Ông Tô Xuân Phúc đánh giá, thực hiện hiệu quả kêu gọi này đòi hỏi các tỉnh, thành phố cần có sự quan tâm thích đáng tới các hoạt động đầu tư FDI tại địa phương mình, thiết lập các cơ chế kiểm tra, giám sát, với sự tham gia của các bên liên quan.
Trong bối cảnh này, phối hợp với hiệp hội quốc gia và các hiệp hội địa phương, các doanh nghiệp nội địa cũng như các doanh nghiệp FDI làm ăn chân chính có vai trò then chốt để thực hiện hiệu quả việc kiểm tra giám sát, nhằm loại bỏ rủi ro về đầu tư chui, đầu tư núp bóng trong đầu tư FDI vào ngành.
Bên cạnh đó, tính vượt trội của các doanh nghiệp FDI hiện đang hoạt động tại Việt Nam cũng cần được tổng kết và tạo hiệu ứng lan tỏa trong ngành. "Cơ chế chính sách đối với ngành hiện nay cần thay đổi; cần cho phép các doanh nghiệp FDI trở thành thành viên chính thức của các hiệp hội. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp FDI được đưa ra các ý kiến đóng góp xây dựng ngành", ông Tô Xuân Phúc nói.
Tin liên quan
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
08:36 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Biên phòng mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm dịp cuối năm
09:56 | 07/11/2024 An ninh XNK
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK