Triều Tiên trong chiến lược kinh tế của Trung Quốc và Hàn Quốc
Kể từ khi cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đưa ra Chính sách Ánh Dương, Seoul hướng tới mục tiêu dần thay đổi chế độ Triều Tiên bằng cách sử dụng các dự án kinh tế nhằm đưa nước này ra với thế giới bên ngoài. Theo lý thuyết, quá trình này sẽ dẫn tới cải cách trong hệ thống chính trị nội bộ, Triều Tiên có thể sẽ bắt đầu tuân thủ các thể chế và quy tắc quốc tế thay vì phản đối và người dân Triều Tiên chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ thay đổi kinh tế xã hội.
Đối với Hàn Quốc, Triều Tiên đóng vai trò là "cánh cổng kinh tế" khu vực Á-Âu bởi nước này có đường biên giới giáp Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga. Hàn Quốc sẽ nhận được lợi ích to lớn từ sự phát triển trên do có lãnh thổ nhỏ hẹp và tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Các đời tổng thống cũng như các chính trị gia Hàn Quốc từ lâu đã ấp ủ giấc mơ xây dựng mô hình con đường tơ lụa hiện đại xuyên qua Triều Tiên: Cựu Tổng thống Kim Dae-jung là lãnh đạo chính trị đầu tiên vạch ra kế hoạch chi tiết nhằm phát triển Hàn Quốc trở thành một trung tâm cung ứng hàng hóa cho cả khu vực Đông Bắc Á; cựu Tổng thống Roh Moo-huyn đã coi Hàn Quốc là “một cổng hòa bình kết nối khu vực Á- Âu rộng lớn với khu vực Thái Bình Dương"; cựu Tổng thống Lee Myung-bak cũng đề ra mục tiêu nối hai miền Triều Tiên thông qua một hệ thống đường thủy nhằm mục đích "cung ứng hàng hóa".
Tuy nhiên, quá trình mở rộng hoạt động thương mại liên Triều gặp trở ngại bởi việc mất lòng tin chính trị, thiếu thông tin liên lạc, thiếu hiểu biết lẫn nhau và thực trạng kém phát triển của hệ thống vận tải hàng hóa giữa hai miền. Có tới 95% lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển do các tuyến đường bộ qua khu công nghiệp Kaesong vẫn chưa được hoàn thiện. Các tuyến đường biển cũng có những khó khăn nhất định do một công ty nắm độc quyền. Các công ty phụ thuộc vào hệ thống này phàn nàn về sự bất tiện trong sắp xếp lịch trình, làm ăn chậm trễ cũng như chi phí cao và cơ sở hạ tầng xuống cấp.
Mặc dù trao đổi thương mại liên Triều không đủ đáp ứng nhưng quá trình này đã vận hành tương đối trôi chảy hơn nhờ sự tham gia của Trung Quốc. Trung Quốc đóng vai trò trung tâm trong liên kết hai miền Triều Tiên, thậm chí ảnh hưởng tới cả khu vực Đông Bắc Á thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải tại khu vực hợp tác quốc gia Changjitu, nối liền Changchin, Jilin và khu vực sông Tumen với Triều Tiên. Xét riêng trên khía cạnh phát triển hệ thống vận tải, Trung Quốc đã xây dựng một cây cầu mới bắc qua sông Yalu, nối liền Dandong (Trung Quốc) với tỉnh Hamgyong của Triều Tiên.
Đây là nơi tiến hành 70% lượng giao dịch thương mại giữa hai nước. Triều Tiên cũng đồng ý cho Trung Quốc sử dụng cảng Najin, nằm trong khu hợp tác của tỉnh Hamgyong. Hiện nay, 10% ngân sách của Trung Quốc dành cho khu vực Changjitu được sử dụng cho xây dựng các mạng lưới vận tải và cung ứng hàng hóa.
Trong khi các quốc gia khác tại khu vực Đông Bắc Á đã trở thành nguồn cũng như thị trường cho các mối quan hệ hợp tác hàng đầu thế giới thì Triều Tiên vẫn tụt lại phía sau. Nếu các nước khác sẵn sàng làm theo chiến lược của Hàn Quốc và Trung Quốc trong sử dụng thương mại làm công cụ can dự nhằm thúc đẩy ổn định và cải cách thì Triều Tiên có thể dần thoát khỏi tình trạng cô lập, thậm chí có thể trở thành một bộ phận không thể thiếu trong con đường tơ lụa từ Seul tỏa ra khắp khu vực Á- Âu.
M.Châu
Tin liên quan
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
CPI tháng 10 tăng 0,33%
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK