Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lo thiếu - thừa giáo viên
Giáo viên chưa được bổ sung kiến thức
Theo Chương trình GDPT mới vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố, ở cấp THPT, các môn học bắt buộc bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học được lựa chọn theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật), Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Với các môn học được sắp xếp nêu trên, theo bà Nguyễn Thị Phương Liên, Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Nội), các trường THPT sẽ phải có hai loại thời khóa biểu, đó là: Thời khóa biểu dành cho môn học tự chọn, các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương; Thời khóa biểu dành cho môn học tự chọn và các chuyên đề học tập bắt buộc. Việc học sinh được lựa chọn các môn học tự chọn, các trường cũng gặp khó khăn trong việc cân đối giáo viên. “Tại trường sẽ xảy ra tình trạng có giáo viên năm trước phải căng sức ra làm việc, nhưng ở những năm học tiếp theo có thể có rất ít hoặc không có việc làm. Một thách thức lớn đối với giáo viên khi bị rơi vào tình trạng dư thừa là họ sẽ phải tìm kiếm và chuyển đổi công việc để duy trì cuộc sống”, bà Liên cho biết.
Theo Bộ GD&ĐT, lộ trình áp dụng chương trình mới theo lộ trình, cụ thể: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; Năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; Năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; Năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; Năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Theo bà Liên, thách thức lớn khi thực hiện chương trình GDPT mới là thừa, thiếu giáo viên. Đơn cử, tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai sẽ thiếu giáo viên ở một số môn như: Nghệ thuật, Trải nghiệm, Giáo dục địa phương. Nhưng một số môn lại thừa giáo viên như: Hoá học, Vật lý, Địa lý…
Hiện giáo viên là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của chương trình GDPT mới. Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn chỉ nắm sơ sơ tinh thần chung của chương trình GDPT mới. Cô Dương Thị Phương Thảo, giáo viên trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Ba Đình - Hà Nội) cho biết, hiện giáo viên chưa được đào tạo, bổ sung kiến thức một cách bài bản, khoa học về những kiến thức mới có liên quan đến chương trình mới. Nhiều giáo viên còn lúng túng trước khái niệm cơ bản gắn liền với chương trình mới, như: Năng lực học sinh, sự khác nhau giữa năng lực và kĩ năng của học sinh; dạy học phân hóa, dạy học trải nghiệm sáng tạo… Giáo viên dạy các phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học hay môn Lịch sử và Địa lý chưa biết làm như thế nào để bổ sung kiến thức, đáp ứng yêu cầu dạy môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Do đó, cô Thảo kiến nghị: Trước khi chương trình GDPT mới được đưa vào áp dụng đại trà, toàn bộ giáo viên cần được tập huấn đầy đủ kỹ năng về chương trình mới
Khái quát những yếu kém bất cập đang tồn tại, đe dọa việc thực hiện Chương trình GDPT mới theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, cơ chế quản lý ngành giáo dục chậm đổi mới, việc phân cấp quản lý giữa ngành và địa phương, giữa các cấp quản lý và cơ sở giáo dục đào tạo không rõ ràng trách nhiệm quản lý... “Những vấn đề con người, vấn đề tài chính, vấn đề cơ sở vật chất khác, nếu địa phương không chăm lo kịp thời, không đúng yêu cầu ngành Giáo dục liệu Chương trình GDPT mới có thực hiện được không?”, ông Lâm đặt câu hỏi.
Tránh tình trạng lệch lượng học sinh với các môn
Trước những thách thức và yêu cầu mà Chương trình GDPT mới đặt ra, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: Việc giao quyền chủ động cho giáo viên và tổ/nhóm chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học để thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo từ nhiều năm qua. Bộ GD&ĐT đã ban hành chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và chuẩn hiệu trưởng mới, trong đó quy định rõ yêu cầu phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên.
Trong năm 2019, song song với việc dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), Bộ GD&ĐT đang xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lí cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, trong đó sẽ quy định cụ thể về cơ chế tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong trường phổ thông, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy tinh thần tự chủ, đổi mới và sáng tạo trong dạy và học. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định để bảo đảm việc thực thi chương trình mới đạt hiệu quả cao.
Theo ông Thành, khi thực hiện Chương trình GDPT mới thì cán bộ quản lí, nhất là hiệu trưởng nhà trường có vai trò quyết định trong việc hiện thực hoá chủ trương giảm tải. “Trong nhiều năm qua, Bộ GD&ĐT đã không ngừng chỉ đạo đổi mới tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Cụ thể, giao quyền chủ động cho giáo viên, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục. Kết quả triển khai mấy năm qua là khả quan. Trong thời gian tới, cùng với việc bồi dưỡng giáo viên, công tác tập huấn cho cán bộ quản lí, đặc biệt là hiệu trưởng được Bộ đặc biệt coi trọng. Cùng với đó, Bộ đang xây dựng các văn bản quy định cụ thể và tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm giải pháp then chốt đã nêu trong Nghị quyết 29/NQ-TW là ‘Đổi mới cơ chế quản lí giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo’ được thực thi hiệu quả”, ông Thành nhấn mạnh.
Trước lo ngại thừa thiếu giáo viên nhiều trường, ông Thành cho biết, trong Chương trình GDPT mới cũng quy định:“Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường”. Đồng thời, Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể vấn đề này để không xảy ra tình trạng một số môn hoặc không có học sinh hoặc quá đông học sinh, vượt quá khả năng đáp ứng của nhà trường.
Tin liên quan
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK