Triển khai Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020
Để thực hiện thành công Chiến lược này, bên cạnh sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính; sự phối hợp của các bộ ngành, thì một yếu tố có tính chất tiên quyết chính là nỗ lực tổ chức triển khai của ngành Hải quan. Đối với ngành Hải quan, cùng với vai trò quan trọng hàng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục; việc tổ chức thực hiện và kết quả cụ thể ở các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục, các cục hải quan địa phương cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Báo Hải quan đã trao đổi với đại diện lãnh đạo một số đơn vị chủ chốt của Ngành trong việc tổ chức thực hiện các nội dung của Chiến lược trong thời gian tới.
Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (TCHQ) Phạm Thanh Bình:
Để đảm bảo được yêu cầu quản lí, yêu cầu hiện đại hóa, thời gian tới, hoạt động kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) cần tập trung vào 6 nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, cần phải hoàn thiện nhận thức về vai trò của công tác KTSTQ trong quản lí hải quan hiện đại. Đặc biệt, lãnh đạo cũng như mỗi CBCC cần nhận thức rõ, nhận thức đủ về hoạt động KTSTQ là trụ cột trong quản lí hải quan hiện đại, và đây là một hoạt động có tính chất như hoạt động kiểm toán (trong lĩnh vực KTSTQ).
Thứ hai, từ nhận thức trên cần thể chế hóa trong các văn bản pháp luật theo hướng tăng cường kiểm tra tại DN.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức (về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ); phải có những bộ phận chuyên trách đảm bảo các vấn đề liên quan đến hoạt động tố tụng…
Thứ tư, tăng cường biên chế, nâng cao trình độ chuyên sâu (sau năm 2015, lực lượng KTSTQ phải đạt tỉ lệ từ 15-17% tổng biên chế toàn Ngành). Nâng cao chất lượng bằng việc coi trọng công tác đào tạo, đa dạng hóa công tác này để tạo được đội ngũ CBCC chuyên sâu, và sử dụng có hiệu quả.
Thứ năm, về công tác nghiệp vụ cần phải tiếp tục nâng cao hiệu quả đánh giá sự tuân thủ của DN; đặc biệt là mở rộng việc thực hiện Chương trình ND ưu tiên. Việc đổi mới quản lí này có thể hiểu là quản lí theo mô hình của “cảnh sát khu vực”. Nếu làm tốt được điều này vừa nâng cao hiệu quả quản lí vừa tạo được môi trường thân thiện giữa hải quan và DN.
Thứ sáu, vấn đề cuối cùng nhưng luôn là nhiệm vụ trọng yếu đó là đảm bảo nhiệm vụ chống thất thu cho NSNN.
Phó Trưởng Ban Quản lí rủi ro (TCHQ) Quách Đăng Hoà:
Trong thời gian tới, để hoạt động quản lý rủi ro được thuận lợi, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lí bằng cách bổ sung vào Luật Hải quan và Nghị định 154. Từ đó sẽ xây dựng các thông tư hướng dẫn để áp dụng thống nhất cho toàn Ngành. Đồng thời tạo ra môi trường nhận thức mới về hoạt động quản lý rủi ro (QLRR).
Tiếp tục bổ sung nhân lực, hoàn thiện cơ cấu tổ chức về QLRR từ cấp Tổng cục đến các cục hải quan địa phương. Về vấn đề nghiệp vụ, QLRR phải gắn bó mật thiết với hoạt động nghiệp vụ, do đó phải đáp ứng các yêu cầu: Phục vụ đắc lực cho TTHQĐT, hoàn thiện hệ thống QLRR trong TTHQĐT; hoàn thiện hồ sơ QLRR đối với E-Manifest; phục vụ công tác KTSTQ… Theo khuyến cáo của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), QLRR phải được áp dụng trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ của Hải quan.
Xây dựng, phát triển hệ thống CNTT đảm bảo đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin với các bộ, ngành liên quan và chia sẻ thông tin với hải quan các nước. Phát triển các công cụ, hệ thống xử lí dữ liệu về E-Manifest, hành khách XNC, đối tác nước ngoài, DN…
Bên cạnh đó, là vấn đề đào tạo, nâng cao năng lực CBCC cũng phải được hết sức chú trọng…
Phó Trưởng Ban thường trực, Ban Cải cách hiện đại hóa (TCHQ) Nguyễn Mạnh Tùng:
Lộ trình thực hiện TTHQĐT phải qua nhiều bước. Thời gian vừa qua, chúng ta mới ở những bước sơ khai đầu tiên. Thời gian tới, TTHQĐT sẽ được ứng dụng ở trình độ cao hơn, toàn diện hơn và ở phạm vi rộng hơn.
Trong Kế hoạch cải cách phát triển, hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015 đã xác định rất rõ các nội dung liên quan đến việc triển khai TTHQĐT. Theo đó, TTHQĐT được thực hiện theo các nội dung: Triển khai việc tiếp nhận, xử lí thông tin lược khai hàng hóa điện tử (E-Manifest); xử lí dữ liệu thông quan điện tử (E-Clearance); thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (E-Payment); tiếp nhận, trao đổi thông tin giấy phép và và C/O bằng phương thức điện tử (E-C/O và E-Permit) với các cơ quan liên quan.
Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Nguyễn Văn Trường:
Việc thực hiện thành công các nội dung, mục tiêu của Chiến lược được lãnh đạo Cục Hải quan Hà Nội hết sức quan tâm. Với đặc điểm là đơn vị hải quan Thủ đô có nhiều đầu mối phục vụ giao thương quốc tế và hoạt động XNC như sân bay quốc tế Nội Bài, ga đường sắt quốc tế Yên Viên, bưu điện quốc tế nên yêu cầu hiện đại hóa luôn là vấn đề trọng tâm hàng đầu của Cục. Yêu cầu hiện đại hóa không chỉ tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, XNC, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn và các khu vực lân cận, mà còn đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lí, đặc biệt là góp phần đảm bảo an ninh, chống sự xâm nhập của vũ khí, các loại hàng hóa cấm, ma túy, các tài liệu phản động, chống phá Nhà nước…
Để đảm bảo việc thực hiện thành công chương trình hiện đại hóa, Cục đặt ra một số việc làm cụ thể, cấp bách cần tập trung thực hiện là xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung (dự kiến tại khu vực đầu Quốc lộ 5 mới, KCN Tiên Sơn - Bắc Ninh…); đầu tư trang bị các hệ thống máy soi hiện đại phục vụ khu vực sân bay quốc tế Nội Bài, đặc biệt là khi nhà ga mới T2 đi vào hoạt động…
Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực; thực hiện E-Manifest, E-Clearance, E-Payment, E-C/O, E-Permit… và các nội dung khác mà Chiến lược đặt ra sẽ phải tập trung thực hiện quyết liệt.
Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Tiến Lộc:
Những năm gần đây, Cục Hải quan Hải Phòng đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác cải cách, hiện đại hóa. Đó là việc thực hiện hiệu quả hoạt động cải cách hành chính, cải cách thủ tục hải quan. Thể hiện qua việc thực hiện thành công TTHQĐT (Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan TP.HCM là 2 đơn vị thực hiện TTHQĐT đầu tiên của Ngành, từ năm 2005), đặc biệt, những tháng gần đây tỉ lệ tờ khai, kim ngạch XNK thực hiện TTHQĐT luôn đạt cao ở mức trên 90%. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào các hoạt động quản lí, hoạt động nghiệp vụ (phục vụ công tác tổ chức cán bộ, thu NSNN, thanh toán thuế, lệ phí qua phương thức điện tử (E-Payment); ứng dụng phương tiện hiện đại cho quản lí, giám sát hải quan, chống buôn lậu)...
Hiện nay, Cục Hải quan Hải Phòng đang tích cực chuẩn bị các điều kiện về con người, cơ sở vật chất và luôn ở tư thế sẵn sàng triển khai Chiến lược và Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015 khi có kế hoạch cụ thể của Tổng cục.
Bên cạnh việc bám sát các mục tiêu của Chiến lược và Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015, Cục Hải quan Hải Phòng tập trung mạnh vào một số nhiệm vụ trọng tâm có nhiều tác động đến các mặt công tác của đơn vị. Đó là, đẩy mạnh việc thực hiện TTHQĐT (đặc biệt chú trọng việc ứng dụng chữ kí số) và tiếp tục chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc mở rộng hoạt động này; nâng cao hiệu quả hoạt động KTSTQ; tích cực thực hiện E-Manifest, E-Clearance và E-Payment…
Một số chỉ tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện được đặt ra trong Chiến lược: 1, Về TTHQĐT: Đến năm 2015 có 100% số cục hải quan, 100% chi cục hải quan ở địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm), 60% loại hình hải quan cơ bản, 70% kim ngạch XNK, 60% DN thực hiện. Đến năm 2020 có 100% số cục hải quan, 100% chi cục hải quan, 100% loại hình hải quan cơ bản, 90% kim ngạch XNK, 80% DN thực hiện. 2, Thời gian thông quan hàng hóa đến năm 2015 bằng mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại thời điểm 2010 và đến năm 2020 phấn đầu bằng mức các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại cùng thời điểm. 3, Tỉ lệ kiểm tra hàng hóa thực tế hàng hóa đến năm 2015 dưới 10% và phấn đấu dưới 7% vào năm 2020. 4, Tỉ lệ giấy phép XNK thực hiện trong cơ chế một cửa hải quan quốc gia đạt 50% vào năm 2015 và đạt 90% vào năm 2020. 5, Tập trung hóa xử lí dữ liệu điện tử của hệ thống thông quan hải quan vào năm 2015.
T.B (thực hiện)
Tin liên quan
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
18:43 | 08/11/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
18:16 | 08/11/2024 Hải quan
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
16:35 | 08/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Thu từ than đá nhập khẩu giảm mạnh
08:29 | 08/11/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
20:27 | 07/11/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan lấy ý kiến về Đề án Cửa khẩu số
21:47 | 06/11/2024 Hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024
09:15 | 06/11/2024 Hải quan
Nỗ lực thu thuế xuất nhập khẩu trước tác động từ FTA
08:21 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
14:15 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan đặt mục tiêu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015
14:00 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK