Trái cây Việt liên tục bước chân vào thị trường “khó tính”
Hiện, lượng trái cây xuất sang thị trường “khó tính” chiếm khoảng hơn 30%. Ảnh: Nguyễn Thanh |
5 năm vào Nhật, 10 năm sang Mỹ
Báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy: Giá trị XK rau quả năm 2019 ước đạt 3,74 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2018. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường XK rau quả của Việt Nam với hơn 65% thị phần. XK rau quả sụt giảm chủ yếu do sự sụt giảm tại thị trường Trung Quốc. 11 tháng năm 2019, XK rau quả sang Trung Quốc đạt 2,24 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là, hầu hết các thị trường đình đám khác, XK rau qủa Việt đều ghi nhận tăng trưởng. Cụ thể, XK sang Hoa Kỳ đạt 137,7 triệu USD, tăng 9,2%; Hàn Quốc đạt 119,4 triệu, tăng 14,2%; Nhật Bản đạt 112,4 triệu USD, tăng 14,4%...
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đánh giá: Sự sụt giảm trong XK rau quả năm 2019 là kết quả phải chấp nhận bởi Trung Quốc đã siết chặt tiểu ngạch, chỉ NK hàng chính ngạch. Nhiều mặt hàng rau quả lợi thế của Việt Nam chưa được cấp phép XK chính ngạch sang Trung Quốc nên phải thúc đẩy tiêu thụ nội địa hoặc gia tăng chế biến.
2019 là một năm không dễ dàng với XK rau quả Việt. Tuy nhiên, giữa bộn bề khó khăn đó vẫn lóe lên những điểm sáng khi trái cây Việt Nam thâm nhập được vào hàng loạt các thị trường “khó tính”. Bằng chứng là, ngay giữa tháng 12/2019, Bộ Nông lâm Ngư nghiệp của Nhật Bản (MAFF) đã có thư gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam. Theo đó, quả vải thiều tươi Việt Nam chính thức được phép XK trực tiếp sang Nhật Bản kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật NK của phía Nhật Bản. Quy định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2019. Đây là kết quả của hơn 5 năm nỗ lực đàm phán giữa Cục Bảo vệ thực vật và MAFF cùng nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt được thực hiện để đảm bảo diệt trừ triệt để các đối tượng kiểm dịch thực vật của Nhật Bản có khả năng đi theo quả vải thiều của Việt Nam.
Trước đó, vào tháng 8/2019, sau một thời gian dài đàm phán, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia cũng đã cho phép quả nhãn tươi của Việt Nam được chính thức XK vào nước này. Nhãn là trái cây thứ 4 được phép xuất vào thị trường Australia sau khi vượt qua nhiều quy chuẩn kiểm tra chất lượng. Cùng thời điểm, Chile cũng cho phép xoài Việt Nam được XK vào Chile. Quay trở lại dịp đầu năm 2019, vào tháng 2/2019, xoài Việt Nam cũng chính thức được phép XK vào Mỹ sau hành trình 10 năm nỗ lực đàm phán, sau vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa, thanh long. Mỹ trở thành thị trường XK thứ 40 của quả xoài Việt.
Nâng chất lượng, sản xuất lớn
Vẫn lâng lâng niềm vui khi vải thiều Việt được phép XK vào Nhật Bản, ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ thực vật) chia sẻ: Nếu các thị trường như Mỹ, Australia chỉ đòi hỏi chiếu xạ khi XK vải thiều thì Nhật Bản lại yêu cầu xử lý bằng khử trùng xông hơi. Việt Nam mất hơn 2 năm thực hiện thí nghiệm khử trùng xông hơi để diệt trừ triệt để các đối tượng kiểm dịch thực vật có thể đi theo quả vải. Cuối cùng, chuyên gia Nhật sang kiểm tra trực tiếp và đã chấp thuận. “Đây là đột phá mới, lần đầu tiên chúng ta làm được khử trùng xông hơi và đã được thị trường Nhật chấp nhận. Thành công này không chỉ riêng với quả vải, mà là tiền đề để những trái cây khác có thể XK được vào Nhật Bản, thậm chí cả Hàn Quốc, bởi hai nước này chỉ chấp nhận khử trùng xông hơi chứ không chấp nhận chiếu xạ”, ông Hà phân tích.
Theo ông Hà, những loại quả có tiềm năng XK lớn của Việt Nam đến nay đã thâm nhập hầu hết các thị trường “khó tính” bậc nhất thế giới. Hiện, lượng trái cây xuất sang thị trường “khó tính” chiếm khoảng hơn 30%, trong đó có những thị trường tăng trưởng rất tốt như Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Canada,... Tuy nhiên, hiện nay cũng đã xuất hiện những đối tác cạnh tranh với Việt Nam như Campuchia đã XK được xoài vào Hàn Quốc; Trung Quốc đã mở rộng diện tích trồng thanh long,...
“Nếu ngành trái cây Việt không thay đổi thì đến lúc nào đó sẽ gặp khó khăn. Ngoài yếu tố chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi người nông dân phải sản xuất hàng hóa ở quy mô lớn để đáp ứng được những đơn hàng lớn của nhà NK. Đây vẫn là bài toán khó với ngành hàng trái cây Việt Nam”, ông Hà nhấn mạnh.
Xoáy sâu phân tích riêng cho thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Quốc Toản đánh giá đây vẫn là thị trường rất quan trọng với trái cây Việt và phải nỗ lực để đáp ứng yêu cầu thị trường. Hàng Việt sang Trung Quốc mới chủ yếu dừng ở tỉnh Nam Ninh, Quảng Tây chứ chưa vào sâu. Hàng hóa cũng xuất hiện dưới tên của thương hiệu khác. Đây là điều phải trăn trở. Điều này cần thay đổi theo phương thức là các bộ, ngành đồng hành cùng DN, cùng Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Việt Nam tại Trung Quốc để kết nối DN vào chuỗi phân phối của Trung Quốc, không trao đổi buôn bán qua đầu nậu trung gian mà liên kết thẳng. Có như vậy, giá trị của người bán ra mới được đảm bảo, chuỗi giá trị XK mới đạt kết quả cao.
“Một trong những yếu tố tăng tính cạnh tranh cho trái cây Việt nói riêng và nông sản Việt nói chung khi XK là phải kéo giảm chi phí logistics. Muốn vậy, giải pháp đặt ra là phải thành lập hạ tầng logistics ở khu vực biên giới, có những kho lạnh để chứa, bảo quản, kéo dài thời gian. Về khâu chế biến, đóng gói các DN cũng cần chú trọng hơn, đặt ra cho mọi DN không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ…”, ông Toản nói.
Tin liên quan
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Gia tăng cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường sắt
10:14 | 29/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK