TP.HCM: Nhiều rào cản phát triển công nghiệp hỗ trợ
Dẫn nguồn từ kết quả khảo sát của Cục Thống kê TP.HCM năm 2015 và từ nội dung phỏng vấn và hội thảo với các doanh nghiệp (DN), hiệp hội DN của 6 ngành công nghiệp ưu tiên và mũi nhọn của TP.HCM, ông Nguyễn Trọng Hoài, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết, có 4 nhóm rào cản sự phát triển của ngành CNHT trên địa bàn thành phố.
Trong đó, đối với nhóm rào cản về cơ chế chính sách, bên cạnh bất cập về công tác chỉ đạo điều hành, việc tiếp cận đất đai của các DN cũng còn gặp nhiều khó khăn.
Theo kết quả khảo sát của Cục Thống kê, có khoảng 30% DN trong lĩnh vực dệt may, da giày đang gặp khó khăn về mặt bằng khi muốn mở rộng quy mô sản xuất, trong khi đó giá thuê mặt bằng trong các khu công nghiệp dành riêng cho các DN CNHT vẫn còn cao, hiện chưa có các khu công nghiệp dành riêng cho DN CNHT để có thể thực hiện một cách thuận lợi các ưu đãi về giá thuê đất cho DN vừa và nhỏ.
Về tiếp cận nguồn vốn, có trên 50% DN cho biết đang gặp khó khăn về vốn vay, tiếp cận tài chính và đa phần các DN đều muốn được hỗ trợ về vốn tín dụng. Mặc dù TP.HCM đã có chính sách bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi vay trong đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng phát triển sản xuất. Tuy nhiên, DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các chính sách này do phần lớn các DN là DN vừa và nhỏ, ít tài sản thế chấp, không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn.
Bên cạnh đó chính sách thuế cũng còn nhiều bất cập. Cụ thể trong khi thiết bị nguyên chiếc được miễn thuế nhập khẩu thì linh kiện nhập khẩu sản xuất thiết bị lại bị đánh thuế từ 7% đến 10%. Điều này dẫn đến các nhà sản xuất lựa chọn nhập khẩu thiết bị thay vì đặt hàng sản xuất thiết bị trong nước. Công tác hoàn thuế GTGT còn mất nhiều thời gian đã gây khó khăn cho các DN trong nước trong việc luân chuyển vốn để ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong nhóm rào cản về công nghệ, chất lượng, giá thành, có từ 70-80% DN da giày sử dụng thiết bị thủ công ở các công đoạn chính. Có tới 75% số DN không áp dụng các phương pháp quản lí hiện đại. Trên 60% DN cơ khí sử dụng công nghệ thủ công và bán tự động. Từ 50-86% doanh nghiệp cao su – nhựa sử dụng công nghệ bán tự động, chỉ có 10% DN điện tử - công nghệ thông tin có thiết bị tự động… Các DN trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của các DN FDI có công nghệ cao về chất lượng, tính đồng bộ và khả năng chấp nhận đơn hàng ít.
Hạn chế về công nghệ, phương pháp quản lí là rào cản đối với các DN CNHT khi muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo đạt yêu cầu chất lượng và số lượng để trở thành nhà cung ứng nguyên phụ liệu cho các DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh nhất là các DN FDI và DN có công nghệ cao.
Tương tự, về chất lượng, giá thành sản xuất, sản phẩm CNHT của các DN trong nước cung ứng thường tập trung vào loại đơn giản có giá trị gia tăng thấp,chậm thay đổi kiểu dáng, mẫu mã trong khi giá thành lại cao hơn hàng nhập khẩu do chi phí đầu tư trang thiết bị lớn, chi phí lãi vay cao. Bên cạnh đó DN trong nước cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng kĩ thuật của các DN FDI.
Trong nhóm rào cản về thị trường, các DN trong nước chủ yếu làm gia công xuất khẩu, tỉ lệ DN tự thiết kế sản phẩm, tự mua nguyên liệu và có nhãn hiệu riêng còn thấp nên chưa có khả năng tiếp cận và tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu còn yếu. Theo thống kê có tới 90% DN cơ khí tiêu thụ tại thị trường trong nước, 72% DN da giày tiếp cận khách hàng nhờ khách hàng cũ giới thiệu và qua các kênh quảng cáo khác…
Nhìn nhận những khó khăn và hạn chế trong phát triển CNHT tại TP.HCM, ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, CNHT của TP.HCM đang ráo riết chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới. Để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển này, thành phố giao cho Sở Công Thương và Trường Đại học kinh tế xây dựng đề án về phát triển CNHT. Đây sẽ là cơ sở để ngành CNHT của thành phố phát triển bền vững, căn cơ và có chiến lược phát triển lâu dài.
Tin liên quan
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK