TPHCM: Doanh nghiệp bình ổn thị trường đăng ký tăng giá thịt, trứng
Doanh nghiệp nỗ lực kìm giá, bình ổn thị trường |
Khách hàng mua sắm hàng hóa bình ổn thị trường tại hệ thống siêu thị. Ảnh: T.D |
Đó là thông tin được ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM đưa ra tại cuộc họp báo định kỳ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế TPHCM diễn ra chiều tối ngày 28/3.
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, đến hết tháng 3 này, các doanh nghiệp sẽ hết hạn cam kết giữ giá bình ổn thị trường. Do đó, đến đầu tháng 4 này các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá.
Tuy nhiên, tháng 4 cũng là thời điểm TPHCM triển khai chương trình bình ổn thị trường mới cho năm 2022. Do đó, việc điều chỉnh giá sẽ do Sở Tài chính TPHCM chịu trách nhiệm. Cơ quan này sẽ tổ chức cho các doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình ổn thị trường, trong đó sẽ đăng ký mặt hàng và đăng ký giá mới.
Theo ghi nhận từ Sở Tài chính, các doanh nghiệp chủ yếu đăng ký tăng giá mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm. Trong đó, thịt gia súc tăng 2 - 3%, thịt gia cầm tăng 6 - 12%, trứng gia cầm tăng 6 - 8%.
Ông Phương cho biết, trên cơ sở đăng ký của các doanh nghiệp, cũng như các hồ sơ liên quan đến chi phí đầu vào Sở Tài Chính sẽ xem xét và thống nhất. Dự kiến ngày mai (29/3), Sở Tài chính sẽ họp cùng các sở ngành, đơn vị tham gia bình ổn thị trường để thống nhất giá các mặt hàng trong chương trình Bình ổn thị trường 2022. Kế hoạch điều chỉnh giá năm 2022, UBND TPHCM sẽ ban hành từ 1/4.
Theo cơ chế điều chỉnh giá 2021, khi giá đầu vào, nguyên vật liệu chính tăng khoảng 5% thì các doanh nghiệp được quyền đăng ký điều chỉnh giá với Sở Tài Chính. Trên cơ sở đăng ký giá, Sở Tài chính sẽ mời các sở ngành và doanh nghiệp đến làm việc, nếu chứng minh được đầu vào tăng sẽ cho điều chỉnh giá. Trong trường hợp thị trường liên tục biến động mạnh, việc tiếp nhận điều chỉnh giá từ 2-5%.
Chia sẻ về kế hoạch điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng trong chương trình bình ổn, bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà cho biết, hiện bình quân mỗi ngày, doanh nghiệp cung ứng cho thị trường 100 tấn thịt gia cầm. Giá nguyên liệu đầu vào như thức ăn chăn nuôi từ đầu năm đến nay tăng từ 15 - 20%, các chi phí vận chuyển, logistics cũng tăng cao theo giá xăng dầu. Trong khi đó, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đến nay doanh thu của doanh nghiệp chưa tăng, nhưng phải gánh thêm các chi phí đầu vào nên áp lực rất lớn. Tuy nhiên, công ty vẫn giữ giá, nhưng với tình hình như hiện nay, công ty buộc phải tăng giá bán sản phẩm khoảng 10%.
Tương tự, Công ty TNHH Ba Huân cho biết, đang rất cố gắng giữ giá đến hết quý 1/2022. "Chúng tôi đang chờ Sở Tài chính duyệt giá bình ổn thị trường năm 2022. Công ty đề xuất tăng giá khoảng 5%, thấp hơn so với mức tăng giá nguyên liệu đầu vào", bà Phạm Thị Huân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân chia sẻ.
Theo ông Trương Chí Thiện, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cần tăng giá hàng bình ổn thị trường để không thấp hơn quá nhiều so với giá thị trường, cũng để giúp doanh nghiệp tiếp tục trụ vững trước bối cảnh khó khăn chung hiện nay. Hiện Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt đề xuất tăng giá hàng bình ổn dưới 10%. Đồng thời, doanh nghiệp mong các nhà phân phối giảm mức chiết khấu để giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng tốt hơn, vì mức chiết khấu hiện nay khá cao.
Tin liên quan
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan