Tín dụng tài chính vi mô: Còn nhỏ lẻ và khó khăn
Hữu ích
Theo các chuyên gia, tài chính vi mô là việc cung cấp những dịch vụ tài chính vi mô - bao gồm các khoản vay, tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm vi mô tới những người nghèo. Tín dụng vi mô là việc cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến đối tượng người nghèo, với mục đích giúp những người thụ hưởng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh để tạo lợi nhuận, từ đó nâng cao chất lượng đời sống cho người vay vốn và gia đình của họ. Các tổ chức cung cấp hoạt động tài chính vi mô thường là các tổ chức phi chính phủ, hợp tác tín dụng hoặc cũng có thể được đầu tư bởi các ngân hàng hoạt động vì lợi nhuận như các ngân hàng thương mại.
Theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), các tổ chức tài chính vi mô giúp đưa tài chính xuống vùng sâu, vùng xa, xuống với người nghèo trong xã hội, nên đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam. Đặc biệt, theo nhiều chuyên gia, hoạt động tài chính vi mô được triển khai ở đâu thì ở đó, hình thức cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” giảm hẳn.
Có thể thấy, mục đích hoạt động của các tổ chức này hầu như vì an sinh xã hội. Vì thế, vào đầu tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2017-QĐ-TTg quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.
Theo đó, hoạt động huy động vốn của các chương trình, dự án tài chính vi mô phải thông qua tiếp nhận vốn tài trợ, viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại của chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô. Ngoài ra, các chương trình này còn bao gồm nhận ủy thác cho vay nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại; đại lý cung cấp các sản phẩm bảo hiểm; tư vấn, hỗ trợ, đào tạo kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần của khách hàng tài chính vi mô. Đặc biệt, quyết định này yêu cầu đăng ký các chương trình, dự án tài chính vi mô phải đáp ứng nhiều điều kiện; khách hàng tài chính vi mô phải có năng lực pháp luật dân sự; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; mức cho vay tối đa đối với một khách hàng tài chính vi mô không vượt quá 50 triệu đồng.
Còn nhỏ lẻ
Mặc dù có nhiều hiệu quả, nhưng đến nay, Việt Nam mới có 5 tổ chức tài chính vi mô được cấp phép hoạt động, trong khi Việt Nam có tới hơn 12.000 xã, khoảng 1.200 quỹ tín dụng nhân dân, nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo rất lớn. Nguyên nhân của số lượng ít ỏi này chủ yếu do thiếu nguồn vốn để thực hiện, khung pháp lý mới được ban hành còn trước đó hoạt động của các tổ chức này chưa có điều khoản, nguyên tắc đặc thù dành cho các tổ chức tài chính vi mô. Vì thế, tại một số địa phương, việc phát triển các hình thức cho vay được thực hiện ở quy mô nhỏ lẻ, chỉ dừng ở mức "mang hơi hướng" của tài chính vi mô.
Tiêu biểu, tại 2 xã thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Tổ chức CARE Quốc tế đã thí điểm xây dựng mô hình cổ phần tài chính tự quản (VSLA). Đây là mô hình đã được thực hiện trên toàn cầu từ năm 1991, thuộc các chương trình thúc đẩy bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc. Theo đó, VSLA là một nhóm tiết kiệm và cho vay tự chủ và độc lập với quy chế do chính các thành viên của nhóm xây dựng. Hoạt động chính của VSLA là tiết kiệm thông qua hình thức mua cổ phần, sau đó khoản tiết kiệm này sẽ được đầu tư dưới dạng các khoản vay mà các thành viên có thể vay lại. Mô hình này sẽ được vận hành minh bạch nhằm tạo cơ hội tiếp cận vốn công bằng cho tất cả các thành viên tham gia, bao gồm những thành viên nghèo nhất khi lãi suất cho vay chỉ từ 0,5-1%/tháng.
Chia sẻ về mô hình này, đại diện Tổ chức CARE cho biết, cơ chế này giúp tạo thói quen tiết kiệm tiền, giúp liên kết, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Hơn nữa, nguồn vốn cung cấp cho các hộ gia đình tuy nhỏ nhưng linh hoạt và thường xuyên từ việc đầu tư khoản lớn cho sản xuất kinh doanh đến khoản tiền nhỏ để đóng học phí cho con, trong khi nếu vay vốn tại ngân hàng chính sách, người dân phải có thế chấp hoặc phải có tài khoản gửi tiết kiệm tại ngân hàng – đây là yêu cầu không dễ đối với những hộ dân nghèo. Tuy nhiên, hoạt động này mới chỉ được thông qua UBND xã cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ của Hội Phụ nữ địa phương, để phát triển thành tổ chức tài chính vi mô đúng quy định thì chưa đủ điều kiện do quy mô quá nhỏ và chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ.
Nhận xét về hoạt động trên, theo bà Lê Thị Lân, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng (CFRC), những mô hình cung cấp tín dụng thông qua các tổ chức hoặc tự quản dưới dạng tài chính vi mô sẽ giúp tạo điều kiện nâng cao khả năng sinh kế của người dân. Mô hình trên nếu làm mạnh và được nhân rộng sẽ tạo ra những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, bà Lân bày tỏ lo ngại về sự thiếu hụt nhân sự quản lý khi nhân rộng mô hình này do còn phụ thuộc vào nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, các hoạt động tín dụng như trên còn vướng mắc ở chính các cơ quan quản lý trong nước, khi không hiểu được tầm quan trọng cũng như tiềm năng, cách thức hoạt động của các mô hình tài chính vi mô khiến việc cấp phép gặp khó khăn.
Do đó, các chuyên gia kiến nghị cơ quan quản lý cần có chính sách tạo nguồn vốn, nâng cao năng lực tài chính cho các tổ chức tài chính vi mô. Bên cạnh đó, ông Phạm Xuân Hòe cho rằng, cần có chính sách tuyên truyền tốt hơn để thay đổi tư duy của các cấp, tạo điều kiện quản lý và phát triển các tổ chức này tốt hơn. Bởi hiện nay, các tổ chức tài chính vi mô vẫn bị đánh giá cho vay với lãi suất cao, trong khi các tổ chức này thường hoạt động ở vùng sâu, vùng xa nên chi phí hoạt động sẽ cao hơn. Trong khi, người dân luôn cần nguồn tài chính đúng lúc, đúng thời điểm. Do vậy, phát triển những loại hình tín dụng linh hoạt sẽ góp phần phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực.
Tin liên quan
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK