Tìm cách tiếp cận mới cho quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử
Ông Nguyễn Việt Anh, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (World Bank). |
Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trong đó, một trong những nội dung quan trọng nhất là liên quan đến hoạt động quản lý thuế TMĐT. Ông đánh giá như thế nào về nội dung này trong dự thảo?
Chúng tôi cho rằng đây là một nội dung quan trọng, góp phần cụ thể hóa quy định tại Khoản 4, điều 42 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 về nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể kịp thời quản lý nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh mới nổi này.
Chúng tôi nhận thấy dự thảo đã có cách tiếp cận tương tự như các thực tiễn quốc tế tốt trong quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài như việc quản lý tập trung tại cơ quan Tổng cục Thuế dựa trên một nền tảng trực tuyến cùng với các thủ tục được đơn giản hóa.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nội dung cần được cân nhắc thêm nhằm bảo đảm tính khả thi của các quy định, nâng cao hiệu quả quản lý cũng như giảm gánh nặng tuân thủ của người nộp thuế.
Ông có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm hay của các nước trên thế giới trong công tác quản lý thuế đối với TMĐT?
Quản lý thuế đối với các hoạt động TMĐT và kinh doanh dựa trên nền tảng số là một công việc khá mới mẻ đối với nhiều cơ quan thuế trên thế giới. Tuy nhiên, đi sâu hơn vào các nội dung cụ thể có thể chia làm hai trường hợp.
Đối với thuế trực thu, có thể khẳng định đây là một nội dung rất mới và hiện nay các quốc gia vẫn chưa tìm ra được giải pháp có sự đồng thuận cao về cách thức đánh thuế trực thu đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, có thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh tại một quốc gia nhưng lại không có sự hiện diện tại quốc gia đó. Đây là một nội dung đã được thảo luận qua nhiều vòng trong khuôn khổ của diễn đàn BEPS do G20/OECD khởi xướng, nhưng vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Đối với thuế gián thu mà cụ thể là thuế giá trị gia tăng, việc đánh thuế đối với hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các dịch vụ số được cung cấp qua các giao dịch TMĐT, các nền tảng số thì đã có những thông lệ quốc tế tốt. Các nước thuộc khối EU cũng như nhiều quốc gia xung quanh Việt Nam như Úc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đã ban hành quy định cũng như chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng để quản lý thuế TMĐT từ các giao dịch này.
Thực tế cho thấy, phần lớn các giao dịch TMĐT, giao dịch kinh tế số được thực hiện thông qua các chợ điện tử hoặc các nền tảng số. Con số các nhà cung cấp lên tới hàng trăm ngàn, hàng triệu nhà cung cấp. Số lượng giao dịch tuy nhiều nhưng giá trị từng giao dịch thường nhỏ. Việc quản lý nhóm đối tượng này là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý thuế. Trong khi đó, việc tuân thủ nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cũng là một gánh nặng đối với các nhà cung cấp, thường là các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ.
Trong bối cảnh này, nhiều quốc gia đã quy định, với các giao dịch trên các sàn TMĐT hoặc các nền tảng số, thì nghĩa vụ kê khai, nộp thuế GTGT đối với các giao dịch qua sàn TMĐT hoặc nền tảng số thuộc về các sàn TMĐT hoặc các nền tảng số này.
Về phía các sàn TMĐT hoặc các nền tảng số, đa số các đối tượng này hoạt động trên quy mô quốc tế và đã quen với quy định này tại các quốc gia khác nên đã có những hiểu biết cũng như nền tảng hệ thống để tuân thủ. Do vậy, quy định này không phát sinh thêm gánh nặng cho họ. Quy định này đã được nhiều nước áp dụng, chẳng hạn trong khối EU, hay ở gần Việt Nam như Úc, Malaysia. Nhiều nước khác cũng đang dự thảo quy định theo hướng này đối với việc đánh thuế gián thu đối với các giao dịch TMĐT.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế có thể cân nhắc áp dụng quy định này đối với nhóm đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể trong nước hoạt động TMĐT trên các sàn TMĐT, các nền tảng số trong và ngoài nước.
Theo ông, ngoài hành lang pháp lý, công tác quản lý thuế với loại hình kinh doanh TMĐT tại Việt Nam cần lưu ý những gì để tránh thất thu thuế và tụt hậu so với các nước trên thế giới?
Thực tế quản lý thuế kinh doanh TMĐT là một công việc khá mới mẻ và có sự phát triển và biến động nhanh chóng. Vì vậy, để có thể theo kịp tốc độ phát triển của các mô hình kinh doanh này, đòi hỏi cơ quan quản lý thuế phải có cách tiếp cận mới. Theo tôi, có một nội dung quan trọng là việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành cũng như các hiệp hội ngành nghề trong chuỗi giá trị kinh tế số… để từ đó có những giải pháp quản lý phù hợp, vừa bảo đảm quản lý chặt chẽ nguồn thu vừa tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK