Tiếp tục “đóng băng” nền kinh tế, thiệt hại xuất khẩu rất lớn
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Huy Khâm. |
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, chưa có đơn vị nào thực hiện thống kê, điều tra về mức độ thiệt hại của doanh nghiệp và nền kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng về xuất khẩu dễ thấy, 19 tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng Chỉ thị 16 vừa qua chiếm 45% giá trị xuất khẩu của cả nước, tương đương khoảng 9.000 tỷ đồng xuất khẩu mỗi ngày. Nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì được sản xuất và tiếp tục xuất khẩu nhưng nếu tiếp tục “đóng băng” nền kinh tế, sẽ đến lúc gần như tất cả các doanh nghiệp phải dừng sản xuất, thiệt hại là hết sức lớn.
Về thị trường xuất khẩu, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cho biết, cơ bản không có biến động gì. Sức mua của thị trường thế giới vẫn ổn định, thậm chí đây là thời điểm thị trường các nước đang tích cực nhập hàng để phục vụ cho mùa mua sắm cuối năm.
“Do vậy, các doanh nghiệp được trở lại sản xuất sớm ngày nào sẽ tốt ngày đó. Điều này giúp doanh nghiệp có dòng tiền để trang trải các chi phí, kêu gọi người lao động trở lại làm việc, chạy đua để hoàn thành các đơn hàng bị chậm muộn, giữ chân được khách hàng để có hợp đồng mới”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
Theo Bộ Công Thương, thời gian tới, hoạt động xuất nhập khẩu có thể vẫn gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, TPHCM và các tỉnh phía Nam buộc phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, quá trình thông quan xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản thời gian gần đây gặp khá nhiều bất lợi khi Trung Quốc liên tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Tăng trưởng sản xuất và xuất nhập khẩu trong thời gian tới sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả của việc kiểm soát dịch bệnh cũng như tiến trình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 trên toàn quốc.
Liên quan tới vấn đề nhiều doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu lớn chia sẻ nỗi lo các khách hàng có thể dần rời bỏ thị trường Việt Nam nếu dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu phân tích: Việt Nam đã thiết lập được một vị trí tương đối trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là với các mặt hàng như điện tử, điện thoại, dệt may, da giày, đồ gỗ.
Do vậy, các khách hàng lớn có thể tạm thời chuyển đơn hàng đi nước khác, nhưng họ sẽ không dễ rời bỏ Việt Nam.
Nếu như các doanh nghiệp lớn còn có thể nỗ lực cầm cự vượt khó thì ông Trần Thanh Hải đặc biệt nhấn mạnh, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ thực sự rất khó khăn. Dòng tiền cạn kiệt khi không tạo ra doanh thu trong lúc doanh nghiệp vẫn phải chi trả các khoản tiền cố định như thuê mặt bằng, khấu hao tài sản, lãi ngân hàng cho đến phí công đoàn...
“Nhiều doanh nghiệp không thể đợi đến ngày được mở cửa sản xuất trở lại. Những doanh nghiệp nhỏ cũng dễ bị mất đơn hàng hơn vì khách hàng có nhiều lựa chọn để thay thế. Vì vậy, các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước cũng cần tập trung hỗ trợ cho nhóm đối tượng này”, ông Trần Thanh Hải nói.
Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu của cả 3 nhóm hàng chính đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, nhóm hàng nông, thủy sản ước đạt 1,996 tỷ USD, giảm 11,2%; nhóm nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 231 triệu USD, giảm 33,2%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 23,06 tỷ USD, giảm 3,3%. Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2021 ước tính nhập siêu 1,3 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,71 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 13,69 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 20,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 16,65 tỷ USD. |
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK