Tiềm ẩn rủi ro khi nhà đầu tư ngoại thâu tóm dự án năng lượng tái tạo
Một dự án nguồn năng lượng có một số đặc thù riêng biệt đòi hỏi phải có sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Từng bước đổi chủ
Nhắc tới vấn đề đổi chủ của các dự án điện mặt trời lớn tại Việt Nam, trường hợp của Công ty Năng lượng B.Grimm Power, một nhánh đầu tư của Tập đoàn B.Grimm (Thái Lan) là một điển hình. Ban đầu, Công ty này liên danh liên kết với nhà đầu tư trong nước để làm dự án, rồi dần nâng sở hữu lên đa số. Trong đó, đáng chú ý phải kể đến việc Công ty này liên kết với Tập đoàn Xuân Cầu để làm dự án điện mặt trời Dầu Tiếng.
Dự án điện mặt trời Dầu Tiếng ở Tây Ninh của Công ty CP Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh (liên doanh của B.Grimm Power và Tập đoàn Xuân Cầu-PV) được coi là một trong những dự án lớn nhất Đông Nam Á về năng lượng sạch, với công suất lên đến 420 MW. Từ tháng 8/2019, ông Preeyanat Soontornwata, Chủ tịch B.Grimm Power là người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh và hiện nắm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đáng chú ý, ông Preeyanat Soontornwata cũng chính là người đại diện theo pháp luật của Công ty CP TTP Phú Yên (điện mặt trời Hòa Hội); Công ty TNHH Điện mặt trời Việt Thái.
Ngoài Tập đoàn B.Grimm, trường hợp của Công ty Super Energy Corporation (Thái Lan) dần mua lại cổ phần, đầu tư vào hàng chục dự án điện tái tạo của Việt Nam cũng là câu chuyện đáng lưu ý.
Giai đoạn 2013-2019 đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của các dạng nguồn điện từ năng lượng tái tạo (NLTT). Trung bình hàng năm, tổng công suất nguồn điện tăng khoảng 10,6%, nhưng nguồn điện NLTT tăng với tốc độ là 31,9%/năm. Trong đó, điện gió là 48,3%/năm; điện sinh khối là 58,1%/năm và tăng cao nhất là điện mặt trời. Cụ thể, chỉ từ năm 2018 đến hết tháng 6/2019, công suất điện mặt trời đã tăng gấp trên 51 lần, từ 86 MW lên đến trên 4.400 MW. Đến nay, tỷ lệ công suất nguồn điện từ NLTT (trừ thủy điện vừa và lớn) đã chiếm tới 15,4% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống. Tuy nhiên, điểm đáng nói là, mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu nguồn, nhưng sản lượng NLTT hiện chỉ chiếm khoảng 1%. |
Từ giữa năm 2018, Công ty này đã thực hiện mua lại cổ phần và đầu tư vào hàng chục dự án điện tái tạo tại Việt Nam (bao gồm cả điện mặt trời và điện gió) như Văn Giáo 1, Văn Giáo 2, Phan Lâm 1, Bình An, Thịnh Long, Sinenergy Ninh Thuận… cùng nhiều dự án điện gió khác. Ngoài ra, Tập đoàn năng lượng Thái Lan Gulf Energy Development cũng đã chi cả nghìn tỷ đồng để mua lại gần 100% cổ phần của 2 dự án điện mặt trời tại Tây Ninh là TTC1 và TTC 2 và dự án năng lượng tại Bến Tre của Tập đoàn Thành Thành Công.
Ngoài các trường hợp nêu trên, theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Cổ phần Fecon cũng đã bán đa số cổ phần dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 cho đối tác là ACWA (Ả Rập Xê út); AC Energy, một công ty con thuộc Tập đoàn Ayala của Philippines cũng đã đầu tư vào nhiều dự án của Tập đoàn BIM Group, một "ông lớn" trên thị trường năng lượng tái tạo...
Một nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo cho hay: Tại các quốc gia khác cũng như Việt Nam, các tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới hiếm khi tự đi phát triển dự án. Điều này nhằm tránh các vấn đề pháp lý, thủ tục. Thực tế hiện nay, có nhiều nhà đầu tư trong nước sẽ thành lập doanh nghiệp, tiến hành nghiên cứu, khảo sát, làm thủ tục đầu tư dự án, sau đó chuyển nhượng lại cổ phần tại doanh nghiệp đó cho các nhà đầu tư có khả năng thực hiện dự án.
Cần kiểm tra, giám sát chặt
Nhìn nhận về câu chuyện nhà đầu tư ngoại thông qua liên doanh liên kết với doanh nghiệp nội từng bước trở thành ông chủ thực sự của nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh cho rằng, cần coi những giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu này là những hoạt động thông thường trong cơ chế thị trường. Theo đó, một dự án tốt, có khả năng đạt các chỉ số tài chính cao thì sẽ có người quan tâm mua lại. Bản thân việc chuyển nhượng quyền sở hữu dự án cũng có thể giúp các nhà đầu tư phát triển dự án ban đầu điều chỉnh lại các mục tiêu kinh doanh, tập trung vốn để thực hiện các dự án quy mô lớn hơn; hoặc cho phép một nhà đầu tư có năng lực tốt hơn tham gia vào quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án.
Tuy nhiên, ông Sơn cũng nhấn mạnh, khác với các giao dịch dự án thông thường, một dự án nguồn năng lượng có một số đặc thù riêng biệt đòi hỏi phải có sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Cần làm rõ liệu một dự án được chuyển nhượng như vậy có tiềm ẩn rủi ro gì về an ninh năng lượng hay không. Nếu việc chuyển nhượng dự án xảy ra trong giai đoạn đầu của triển khai xây lắp, sẽ có thể có sự can thiệp của nhà đầu tư mới trong việc thay đổi hoặc bổ sung các thiết bị không trong hồ sơ nghiên cứu khả thi ban đầu, thậm chí có thể lắp đặt những thiết bị có thể can thiệp từ xa vào hệ thống.
"Ngoài ra, khi tỷ trọng nguồn điện tái tạo (gió, mặt trời) tăng lên tới một mức đủ lớn thì các sự cố đồng thời tại một số dự án do nguyên nhân khách quan, hoặc có chủ định - có thể gây tác động nghiêm trọng tới lưới điện quốc gia, làm ảnh hưởng tới khả năng cung ứng điện tại một khu vực địa lý lớn. Do vậy, các cơ quan quản lý và vận hành hệ thống cần phối hợp chặt chẽ để nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia ("Grid Code") cũng như đánh giá các kịch bản sự cố có thể xảy ra để lên phương án xử lý phù hợp, kịp thời, đảm bảo an toàn vận hành lưới điện quốc gia", ông Sơn nhấn mạnh.
Phân tích ở góc độ, các dự án năng lượng tái tạo thực chất đang được trợ giá khi giá mua điện cao hơn giá bán lẻ điện bình quân, ông Hà Đăng Sơn đánh giá, về bản chất thì người tiêu dùng đang gián tiếp trả tiền trợ giá cho các dự án này, nên cần chú ý xem các lợi ích xã hội có được đảm bảo thông qua việc chuyển giao những dự án kiểu này là gì. Ví dụ, Nhà nước có thu được thuế chuyển nhượng dự án hay không, hay việc cấp các giấy phép hoặc áp dụng các cơ chế hỗ trợ có phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành hay không, có tạo ra sự ưu đãi bất thường"hay không?
“Khi nhà đầu tư xin dự án với các ưu đãi bất thường, rồi chuyển giao quyền sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài, thì lợi nhuận "ngầm" sẽ được tạo ra chính bởi các ưu đãi bất thường này, nhưng Nhà nước rất khó để xử lý khi phát hiện ra sai phạm, chưa kể những rắc rối về mặt pháp lý với nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư”, ông Hà Đăng Sơn bày tỏ quan điểm.
Đưa ra cái nhìn có phần lạc quan hơn ông Hà Đăng Sơn, tập trung phân tích ở góc độ các dự án điện mặt trời, một cán bộ công tác lâu năm trong ngành điện nhìn nhận, hiện nay điện mặt trời chỉ chiếm tỷ lệ vài phần trăm. Mỗi năm 10 tỷ kWh điện mặt trời so với 270 tỷ kWh điện một năm thì chỉ 3-4%. Trong 3-4% đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Về việc các nhà đầu tư ngoại dần trở thành ông chủ thực sự của nhiều dự án năng lượng tại tạo, vị này cho rằng: "Đó là dòng đầu tư gián tiếp. Dòng vốn của họ chạy vào Việt Nam chứng tỏ thị trường sinh lợi tốt. Họ bỏ đồng tiền họ cũng lo chứ, để thu hồi vốn".
Tin liên quan
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Quận Hoàng Mai: Dự án căn hộ hút khách nhờ sát kề loạt trường học chất lượng cao
08:33 | 29/10/2024 Kinh tế
Cử tri lo lắng trước hiện tượng thổi giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản
18:49 | 28/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
5 đối tượng chủ mưu buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia bị xử lý
Bộ Quốc phòng tăng cường chiến dịch cao điểm phòng, chống tội phạm dịp Tết Nguyên đán 2025
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK