Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai: Lợi thế không thuộc về ông Trump?
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là bước tiến mới nhất trong quan hệ có phần đang ấm lên giữa hai nước. Điều này được kỳ vọng tạo ra bước ngoặt trong các nỗ lực khiến Triều Tiên thực hiện cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân của nước này một cách đáng tin cậy.
Những tín hiệu lạc quan về sự tương tác thân thiện giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia từng có lịch sử đối đầu, kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên được tổ chức tại Singapore hồi tháng 6/2018 cho thấy, cuộc gặp này không phải là vô ích, mặc dù nó chưa mang lại những cam kết mang tính ràng buộc từ cả hai phía. Kể từ sau cuộc gặp đầu tiên, Tổng thống Donald Trump từng thẳng thắn phát biểu rằng ông có mối quan hệ cá nhân rất tốt với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, dẫu vậy theo giới quan sát, khi bước vào Hội nghị Thượng đỉnh thứ hai, cả hai bên sẽ phải chịu sức ép về việc tạo ra những kết quả cụ thể, thiết thực, chứ không đơn thuần là bày tỏ thiện chí.
Rào cản lớn khó vượt qua
Triều Tiên đã thể hiện thiện chí phi hạt nhân hóa và cũng đồng ý cho phép các quan sát viên tiếp cận một bãi thử hạt nhân mà nước này dỡ bỏ vào tháng 5/2018. Tuy nhiên điều cần phải lưu ý là Triều Tiên luôn khẳng định tiến trình phi hạt nhân hóa của nước này phụ thuộc vào các biện pháp tương ứng từ phía Mỹ. Tại Liên Hợp Quốc hồi cuối tháng 9/2018 và vào ngày 11/10, trong khuôn khổ cuộc gặp 3 bên với Trung Quốc và Nga, các quan chức cấp cao Triều Tiên đã nhấn mạnh lập trường cho rằng, Mỹ phải bù đắp cho Triều Tiên đối với bất cứ động thái nào mà nước này thực hiện nhằm phi hạt nhân hóa. Phía Trung Quốc và Nga đã lên tiếng ủng hộ lập trường của Triều Tiên.
Giới quan sát cho rằng tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần hai sắp tới, vì các lý do thực tiễn và vì giữ thể diện, Triều Tiên sẽ không chấp nhận phi hạt nhân nếu nước này không nhận được sự nhượng bộ từ phía Mỹ. Sự nhượng bộ này có thể là việc đưa ra tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên hoặc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên. Về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump sẽ quyết tâm buộc Triều Tiên phải cam kết đưa ra một số bước đi cụ thể nhằm phi hạt nhân hóa và cho rằng, động thái như vậy phải được thực hiện trước khi nới lỏng trừng phạt. Sự đối lập trong quan điểm này là rào cản lớn nhất mà Mỹ và Triều Tiên cần phải vượt qua.
Tại Triều Tiên, uy tín và vị thế của nhà lãnh đạo Kim Jong-un phụ thuộc vào việc liệu ông có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp cho người dân hay không. Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và Liên Hợp Quốc áp đặt đối với Triều Tiên đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân nước này và giới tinh hoa trông đợi nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ mở ra các cơ hội trao đổi, giao thương với thế giới bên ngoài.
Chiến lược lâu dài của lãnh đạo Kim Jong-un là thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng ông không còn giữ quan điểm duy trì chương trình hạt nhân cho đến khi các lực lượng Mỹ rút hoàn toàn khỏi Hàn Quốc. Nếu ông Kim Jong-un có thể đạt được tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên thì điều đó sẽ mở ra cánh cửa đối thoại về rút toàn bộ 28.500 binh sỹ Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc. Hoặc ít nhất, đến thời điểm đó, các cuộc đàm phán sẽ trở nên cụ thể, thiết thực hơn: Tổng thống Donald Trump sẽ phải dùng đến chiến thuật “củ cà rốt”, chẳng hạn như dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt để đối lấy việc Triều Tiên thực thi biện pháp cụ thể về phi hạt nhân hóa.
Nhưng câu hỏi đặt ra là ai sẽ là bên nhún nhường trước? Liệu hai nhà lãnh đạo có sẵn lòng nhượng bộ để ngăn chặn sự đổ vỡ trong các cuộc đàm phán?
Ông Kim Jong-un có lợi thế hơn
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang đối mặt với những thách thức về chính trị trong nước, trong bối cảnh cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra vào tháng 11/2018. Theo các nhà phân tích, ông Donald Trump cần phải thận trọng khi duy trì đối thoại với Triều Tiên. Vì rằng những cuộc tiếp xúc như vậy cho phép ông tự hào về thành công trong chính sách đối ngoại mà chưa một Tổng thống Mỹ nào khác thực hiện được, nhưng có thể tạo ra sự bất mãn trong nội bộ nước Mỹ.
Tổng thống Trump từng đề cập khả năng tổ chức thêm nhiều Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều, trong đó có Hội nghị diễn ra cả ở Mỹ và ở Triều Tiên (theo một số nguồn tin, địa điểm diễn ra cuộc gặp Thượng đỉnh sắp tới vẫn chưa được thông báo nhưng sẽ không phải là Singapore). Bên cạnh những kỳ vọng, thì Hội nghị lần hai này vẫn cần phải xem xét đến tình huống xấu nhất.
Cách đây hơn một năm, có nhiều tranh cãi nổi lên về khả năng xảy ra chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên khi Triều Tiên đẩy mạnh việc phát triển chương trình hạt nhân, tiến gần hơn đến mục tiêu tấn công vào lục địa Mỹ. Nhưng nay, tình hình đã khác. Khi trả lời về vấn đề Triều Tiên hồi tuần này, Tổng thống Donald Trump nói rằng: “Triều Tiên đã không còn tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa. Chúng tôi đã tạo ra những tiến bộ đáng kinh ngạc”. Nhiều người cho rằng, Tổng thống Donald Trump có thể đang phóng đại thành tựu đạt được, nhưng dẫu sao, ông vẫn đúng bởi bất cứ cuộc đàm phán nào, dù chưa mang lại kết quả như mong đợi song vẫn tốt hơn là chiến tranh.
Khác với Tổng thống Donald Trump, nhà lãnh đạo Kim Jong-un không phải lo lắng nhiều về thời gian tại nhiệm hay sự ồn ào của báo chí. Nếu không hài lòng với “các biện pháp tương xứng” mà phía Mỹ đề xuất, ông có thể từ chối, thậm chí đe dọa hủy bỏ các cuộc đàm phán tiếp theo. Các nhà phân tích cho rằng, một khi Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 diễn ra, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ có lợi thế hơn và Mỹ sẽ phải chịu sức ép từ bỏ một số mục tiêu mà nước này trông đợi. Trong trường hợp hai bên không thể tìm được tiếng nói chung, thì Hội nghị Thượng đỉnh thứ hai này có thể là Hội nghị Thượng đỉnh cuối cùng giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump.
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK