Thuế tối thiểu toàn cầu có thể tác động đến vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên nhiều phương diện
Thưa ông, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đang được thực hiện như thế nào tại khối các nước chủ yếu có vốn đầu tư ra nước ngoài và khối các nước chủ yếu tiếp nhận vốn đầu tư từ nước ngoài?
Các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài, về cơ bản, sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với thuế tối thiểu toàn cầu (15%), trong đó có các nước, vùng lãnh thổ có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông,…
Trong đó, các nước thuộc Liên minh châu Âu, các nước châu Âu không phải thành viên của EU như Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh, Na Uy và các nước châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024.
Riêng Hoa Kỳ đã nâng mức thuế suất tối thiểu của Cơ chế thuế tối thiểu hiện hành của Mỹ từ 10,5% lên 21% và sửa đổi các quy tắc liên quan để phù hợp với các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
Các nước nhận vốn đầu tư từ nước ngoài, tương tự như Việt Nam đang nghiên cứu để đưa ra chính sách ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu, trong đó có việc áp dụng quy định thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn để tránh việc nộp thuế bổ sung đối với phần thu nhập của công ty thành viên có thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu về các nước có công ty mẹ đóng trụ sở chính.
Đồng thời các nước này cũng nghiên cứu một số giải pháp hỗ trợ về tài chính để giữ chân các DN FDI thuộc đối tượng của thuế tối thiểu toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư mới. Cụ thể: Indonesia áp dụng Quy định IIR từ năm 2024 và UTPR từ năm 2025. Malaysia áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024. Thái Lan áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2025.
Ngoài ra, Thái Lan đề xuất thu thuế bổ sung thuế tối thiểu nội địa đạt chuẩn và thực hiện phân bổ 50% - 70% nguồn thu thuế bổ sung này sang Quỹ Hỗ trợ công nghiệp trọng điểm thuộc Đạo luật tăng cường cạnh tranh. Quỹ này sẽ hỗ trợ các DN một phần do thực hiện việc điều chỉnh tăng thuế tối thiểu toàn cầu.
Trung Quốc thì chưa xác định thời gian bắt đầu áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu. Các nước châu Phi cũng muốn ban hành quy định thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn. Do đó, tại Diễn đàn quản lý thuế châu Phi đã phát triển phương pháp tiếp cận đề xuất để soạn thảo luật thuế bổ sung tối thiểu trong nước.
Ưu đãi thuế, phí vẫn luôn là một trong những công cụ quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam. Vậy việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư của Việt Nam?
Trong quá trình nghiên cứu, Tổng cục Thuế đã đưa ra nhận định và đánh giá, thuế tối thiểu toàn cầu có thể tác động đến vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên nhiều phương diện như:
Thứ nhất, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ khiến các chính sách ưu đãi thuế hiện tại của Việt Nam trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư là các tập đoàn, công ty đa quốc gia (MNE) thuộc đối tượng áp dụng. Đây chính là vấn đề có thể ảnh hưởng tới việc thu hút và mở rộng đầu tư chất lượng cao từ phía các tập đoàn MNE - những DN đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Đồng thời, thuế tối thiểu toàn cầu cũng gây ra tác động không nhỏ tới các DN vệ tinh của các Tập đoàn MNE cũng như có thể dẫn đến việc chuyển dịch đầu tư từ Việt Nam sang quốc gia khác có chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn.
Việc thiếu vắng các Tập đoàn MNE lớn cũng như các DN vệ tinh sẽ ảnh hưởng lớn tới môi trường đầu tư và vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên quốc tế.
Thứ hai, ngoài sự đóng góp về vốn đầu tư cũng như tạo việc làm cho người lao động, các DN FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực trong nước, xây dựng các hệ sinh thái ngành, đặc biệt trong lĩnh vực quan trọng là công nghiệp hỗ trợ, kết nối DN Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để góp phần phát triển công nghiệp Việt Nam.
Theo đó, việc chuyển dịch đầu tư từ các DN FDI lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phát triển công nghiệp quốc gia của Việt Nam.
Thứ ba, các Tập đoàn MNE (ví dụ như Samsung - Hàn Quốc) trong những năm vừa qua đã đóng góp nhiều vào tăng trưởng xuất khẩu và dự trữ ngoại hối của Việt Nam, vì vậy thuế tối thiểu toàn cầu cũng sẽ có tác động trên cả phương diện này.
Thứ tư, qua khảo sát cho thấy, chính sách và quy định không rõ ràng, khó khăn về thủ tục hành chính và thủ tục visa là những rào cản lớn để DN nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt, khó khăn về thủ tục hành chính là yếu tố lớn nhất (chiếm 70%) mà Việt Nam cần phải cải thiện để thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, cải thiện về thủ tục visa và cho phép chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng ngày càng quan trọng, chiếm 47% những yếu tố để thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó là các yếu tố về phát triển cơ sở hạ tầng (chiếm 53%), phát triển, đào tạo nguồn nhân lực (chiếm 35%), phát triển về tăng trưởng xanh (chiếm 29%).
Đặc biệt, yếu tố ưu đãi về thuế thu nhập DN đứng gần cuối danh sách những yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài (chỉ chiếm 28%). Như vậy, việc thay đổi chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN do tác động của thuế tối thiểu toàn cầu chỉ là một phần trên phương diện các chỉ số xếp hạng tín nhiệm quốc gia, những yếu tố khác liên quan tới cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cần được chú trọng hơn.
Tổng cục Thuế đã có những đề xuất cụ thể gì về chính sách thuế để thích ứng với việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024 tới đây, thưa ông?
Theo hướng dẫn của OECD, để áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu thì các nước cần quy định vào trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp. Thuế tối thiểu toàn cầu là quy định về thuế thu nhập DN.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Quốc hội “quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế”. Vì vậy, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu cần phải trình Quốc hội xem xét, quy định.
Hiện nay, Tổng cục Thuế là đơn vị được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ nghiên cứu về vấn đề này. Theo đó, Tổng cục Thuế đã tham mưu cho Bộ Tài chính tổ chức và phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, từ đó phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp để báo cáo Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội các phương án triển khai.
Trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục tăng cường công tác tham mưu cho Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các văn bản của Quốc hội, Chính phủ quy định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu theo đúng hướng dẫn của OECD (như: quy định mẫu, tài liệu diễn giải, hướng dẫn hành chính, hướng dẫn quy định miễn trừ và giảm phạt và các văn bản quy định chi tiết khác do Diễn đàn hợp tác chung OECD/G20 về quy định chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận ban hành), trong đó, tập trung đề xuất áp dụng quy định về bổ sung thuế tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR).
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
14:51 | 21/10/2024 Thuế - Kho bạc
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK