Thúc đẩy kinh tế nông nghiệp
Nhiều loại nông sản như gạo, trái cây, cà phê… đã được xuất khẩu đi nhiều thị trường tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Theo các doanh nghiệp, áp lực lạm phát giảm bớt nên sức mua và nhu cầu tại các thị trường quốc tế đã phục hồi nhanh hơn so với dự báo. Hơn nữa, việc Trung Quốc mở cửa biên giới, gỡ bỏ chính sách “Zero-Covid” cũng đang tạo điều kiện rất lớn để nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Hiện thị trường 1,4 tỷ dân này đang chiếm hơn 17% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp nước ta.
Bước sang năm 2023, xuất khẩu được kỳ vọng sẽ có nhiều thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi thế về địa lý, chi phí vận chuyển thấp, nhu cầu cao… để đẩy mạnh xuất khẩu hơn. Hiện ngành nông nghiệp có 7 sản phẩm/nhóm sản phẩm kim ngạch trên 3 tỷ USD trong năm 2022 là gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, cà phê, gạo, cao su, rau quả hạt điều. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản năm 2023 đạt từ 3-3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản từ 54-55 tỷ USD.
Mặc dù ngành nông nghiệp Việt Nam đã tận dụng được nhiều lợi thế trong xuất khẩu nhưng vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn đang đón chờ. Trong đó, đáng lưu ý nhất là việc các thị trường nhập khẩu đều đã và đang ngày càng nâng cao tiêu chuẩn với hàng hóa. Chẳng hạn ngoài các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, hiện thị trường châu Âu (EU) đang thảo luận về một "thỏa thuận xanh" nhằm giảm sự rò rỉ carbon do việc nhập khẩu nông sản từ các quốc gia có hệ thống sản xuất sử dụng nhiều carbon.
Chính vì vậy, nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang nhiều thị trường hơn, ngành nông nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn nữa về các chỉ số tăng trưởng xanh; đồng thời phải hình thành liên kết vùng trồng, đảm bảo mã số vùng trồng đủ lớn và sản phẩm cung cấp ổn định cho thị trường cả về chất lượng và sản lượng. Ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp và nông thôn; chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp...
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK