Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Đang xuất hiện sức ì ngày càng lớn"
Bức tranh kinh tế khả quan
Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, các kết quả kinh tế đều tăng trưởng tốt, dự trữ quốc gia tăng cao như việc xuất cấp gạo cho các địa phương bị ảnh hưởng thiên tai, dự trữ ngoại hối cao để can thiệp thị trường nếu có vấn đề… Thủ tướng cho rằng, đây là điều đáng mừng, giúp nền kinh tế tăng khả năng chịu các cú sốc lớn, tăng niềm tin cho người dân và nhà đầu tư.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ nhận định, tăng trưởng GDP quý I cao lên tới 7,38%, nhưng quý II chỉ đạt 6,79% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy quán tính, động năng tăng trưởng đang giảm đi.
“Chúng ta cần bố trí động lực, động năng để tăng trưởng quý III, quý IV cao liên tục, phải tốt hơn. Chúng ta phải cùng hò nhau đi trên cùng chiếc thuyền tăng trưởng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu.
Mặc dù vậy, Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng, bức tranh kinh tế vẫn còn khả quan, thu nhập bình quân đầu người tăng, các lĩnh vực phát triển kinh tế dân doanh phát triển mạnh mẽ, thị trường tài chính chuyển biến tích cực, số lượng việc làm đang ở mức độ kỷ lục. Hơn nữa, Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng lĩnh vực sản xuất Việt Nam do Nikkei cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã tăng từ mức 53,9 điểm trong tháng 5 lên 55,7 điểm trong tháng 6, trong khi chỉ số này tại các nước ASEAN có sự giảm điểm.
4 nguyên nhân trì trệ
Tuy nhiên, không chủ quan với kết quả đạt được, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc luôn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải rà soát, xem lại công việc đã làm tốt hay chưa; Thủ tướng cũng yêu cầu người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phải tăng cường trách nhiệm, nhằm đảm bảo tăng trưởng.
“Vẫn còn tình trạng “cha chung không ai khóc”, bắn trách nhiệm lên trời, không ai chịu trách nhiệm cá nhân khi có vụ việc xảy ra”, Thủ tướng thẳng thắn nêu rõ.
Chính vì những hạn chế trên, Thủ tướng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: tình hình phát triển DN có xu hướng chậm lại, tái cơ cấu nền kinh tế chưa có nhiều chuyển biến về chất, cổ phần hóa còn chậm, tinh giảm các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm…
“Nguyên nhân do sức ì còn lớn, còn tồn tại sự bảo thủ tại một số bộ, ngành, địa phương. Nên không thể dung túng cho sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cần đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tốt hơn, công bằng hơn”, Thủ tướng nói.
Ngoài ra, đánh giá về tình hình kinh tế, lãnh đạo Chính phủ cho biết, nhiều ý kiến đã nói về chu kỳ khủng hoảng 10 năm của nền kinh tế, nên các cơ quan phải rà soát những biểu hiện, tránh lập lại những bài học đau đớn trước đây. Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý về các thị trường tiềm ẩn rủi ro như: bất động sản, ngành xây dựng tại Hà Nội và TP.HCM phải xem xét lại, tín dụng ngân hàng cũng cần xem xét để nhận thấy dấu hiệu khủng hoảng…
Từ những nhận định trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu lên 4 nguyên nhân dẫn tới tình trạng trì trệ của đất nước: Chưa tuân thủ đúng tinh thần kinh tế thị trường định hướng XHCN; kỷ cương phép nước chưa thực hiện nghiêm túc; tình trạng tham nhũng, tiêu cưc, lợi ích nhóm vẫn xảy ra trầm trọng, kéo dài; bệnh quan liêu xa dân trong nhiều vấn đề.
Cải thiện phải thực chất
Trước những nguyên nhân nêu trên, Thủ tướng yêu cầu môi trường kinh doanh của Việt Nam phải được cải thiện mạnh mẽ hơn, với nguyên tắc an toàn, bình đẳng, giảm chi phí, cải thiện hiệu quả nhờ công nghệ thông tin, cán bộ không thể cứ ôm vào mình những quyền lợi không chính đáng.
“Hai năm gần đây, môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện nhưng mức độ quyết liệt tại các cấp chưa đồng bộ, trên nóng dưới lạnh. Nhiều cán bộ còn ngại, né tránh trách nhiệm”, Thủ tướng nói.
Hơn nữa, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh, nhưng Thủ tướng cho rằng, chỉ trên 15% điều kiện là thực sự cắt giảm; nhiều bộ, ngành tuyên bố cắt giảm chưa thực chất.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ vào cuộc, yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện dự thảo các Nghị định về sửa đổi, bổ sung điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực mình quản lý, trình Chính phủ trước 15/8. Đặc biệt, các Nghị định sửa đổi phải rõ ràng, tránh tình trạng hiểu theo nhiều nghĩa, phần đúng là cơ quan nhà nước, phần sai thuộc về DN.
Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cải cách hành chính là điều kiện tiên quyết cho môi trường kinh doanh, nên làm sao để cải cách không hình thức, mà phải thực chất, cần một cửa liên thông hiện đại, vận hành theo các trung tâm hành chính công như một số địa phương đã thực hiện thành công…
Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh đến 3 yếu tố là động lực của tăng trưởng của nền kinh tế hiện nay: Thứ nhất là niềm tin tiêu dùng; thứ hai là hoạt động XNK, với việc thực hiện theo các Hiệp định Thương mại tự do (FTA); thứ ba là đầu tư phát triển, phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng là động lực tăng trưởng mới nhưng Việt Nam chưa khai thác đầy đủ.
Đối với công tác tuyên truyền, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh cần đẩy mạnh hơn để dân hiểu, chủ động trước những chủ trương chính sách. Công tác tuyền truyền cũng cần đấu tranh, phản bác thông tin sai sự thật, những tin đồn, bịa đặt, vu khống.
Vì thế, Thủ tướng yêu cầu cần đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Các địa phương cần quan tâm hơn đến tình trạng khiếu kiện đông người; Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ đôn đốc, thanh kiểm tra từng vụ việc, từng địa phương; còn kẻ nào ngoan cố, cố tình vi phạm thì xử lý nghiêm.
“Đã 2 năm rưỡi trôi qua của nhiệm kỳ, tôi đề nghị từng thành viên Chính phủ, từng Chủ tịch UBND đánh giá ngành mình, địa phương mình đã cố gắng như thế nào. Từ đó đảm bảo từng cơ quan, từng cá nhân có suy nghĩ đổi mới sáng tạo, thực hiện tốt chủ trương, phòng chống tham nhũng, lợi ích nhóm. Các bộ, ngành, địa phương cần lo cho dân, hướng về dân để giữ gìn Tổ quốc thống nhất, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng núi, dân tộc”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK