Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải thúc đẩy vai trò đổi mới sáng tạo của kinh tế tư nhân
Chiều 18/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với một số địa phương về Đề án đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.
Về Đề án đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là Đề án nhằm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thủ tướng: Phải thúc đẩy vai trò đổi mới sáng tạo của kinh tế tư nhân. |
Đến nay, Bộ đã 3 lần lấy ý kiến của các bộ, ngành và địa phương. Mục tiêu tổng quát của Đề án là đến năm 2030, đổi mới căn bản và toàn diện phương thức quản lý nhà nước theo hướng Chính phủ số, chuyển từ kiểm soát sang quản lý và kiến tạo; từ can thiệp trực tiếp sang gián tiếp; từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, góp phần đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế tư nhân.
Sau khi các bộ, ngành dự họp nêu ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dày công nghiên cứu, đưa ra nhiều nội dung quan trọng trong Đề án, đồng thời đề nghị Bộ cần tiếp thu ý kiến của các thành viên dự họp.
Về tên Đề án, để phù hợp hơn với nội dung, trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tên đề án theo hướng đổi mới toàn diện quản lý nhà nước để tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.
Về nội dung, Thủ tướng đề nghị Đề án nên tập trung vào vấn đề trọng tâm, gắn kinh tế tư nhân với định hướng phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, phải nêu lên những đột phá của kinh tế tư nhân, chưa bao giờ kinh tế kinh tế tư nhân ở nước ta phát triển mạnh mẽ như thời gian vừa qua, trong đó có vai trò quan trọng của việc hoàn thiện thể chế theo chủ trương của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước. Đề án cũng cần nêu các rào cản đối với sự phát triển kinh tế tư nhân; tập trung hoàn thiện 5 nhóm giải pháp và 25 nhiệm vụ cụ thể cả về vấn đề quy hoạch, thể chế pháp lý, cách thức quản lý nhà nước, phân bổ nguồn lực, công tác kiểm tra giám sát nâng cao hiệu lực, hiệu quả… phát triển kinh tế tư nhân.
Thủ tướng cũng lưu ý hai điểm quan trọng tác động đến yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước để tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân. Thứ nhất là tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế, đó là biến động nhanh, phức tạp, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, đại dịch, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thứ hai là cần nghiên cứu văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó có Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm, Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới với nhiều quan điểm, định hướng mới để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Đề án này cần quán triệt các quan điểm lớn, các đột phá lớn về kinh tế tư nhân.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng cho rằng, Đề án cần đưa ra mục tiêu phù hợp với tình hình quốc tế, trong nước trong trạng thái bình thường mới, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đặc biệt là thể hiện rõ quan điểm, định hướng đổi mới trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, qua đó tạo niềm tin mạnh mẽ trong thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
Đề án cần thể hiện Nhà nước, quản lý nhà nước phải tôn trọng yêu cầu quy luật khách quan của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Yêu cầu nữa là đảm bảo quyền tài sản, quyền kinh doanh, đảm bảo tính liên tục, kế thừa, tính đổi mới sáng tạo.
Về giải pháp, Thủ tướng yêu cầu tập trung 3 đột phá trong phát triển ở Việt Nam, trong đó, vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân là đi đầu trong đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân nhanh và bền vững. Cụ thể là về các vấn đề như kinh tế số, xã hội số, chiến lược số, tiết kiệm trong đầu tư, đất đai, tài nguyên môi trường, phát triển xanh… gắn với phát triển kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó là hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi và phát huy sự năng động của kinh tế tư nhân; đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mạnh ở Việt Nam.
Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để đưa Đề án này vào chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đồng thời tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cũng trong chiều nay, 18/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ thảo luận về Dự thảo Báo cáo Quốc hội tình hình vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch vay và trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Bộ Tài chính đã chuẩn bị, nghiên cứu xây dựng Đề án; giao Bộ Tài chính, cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp ,Văn phòng Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến tại cuộc họp, tiếp tục hoàn thiện Đề án với chất lượng cao.
Thủ tướng cho rằng, Đề án đã đánh giá đúng thực trạng, nêu bật xu hướng nợ công giảm so với đầu nhiệm kỳ, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, hiệu quả quản lý và sử dụng nợ tăng lên, thay đổi cơ chế tăng cường hiệu quả nợ công, gắn trách nhiệm của người sử dụng nợ công... Theo đề án này, đến năm 2025, mức độ vay nợ công và nợ Chính phủ vẫn an toàn trong giới hạn, các chỉ tiêu an toàn nợ công được kiểm soát chặt chẽ. Chính phủ đang làm hết sức mình cùng các địa phương để tăng cường hiệu quả sử dụng nợ công, cơ chế quản lý nợ công được hoàn thiện.
Về xây dựng kế hoạch vay và trả nợ công giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng đặc biệt lưu ý cần đánh giá tình hình trong nước và quốc tế trong bối cảnh nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế trong trạng thái bình thường mới, dịch bệnh Covid-19, nhu cầu đầu tư lớn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh. Việc vay nợ phải gắn với vấn đề sử dụng hiệu quả và đảm bảo nguồn trả nợ.
Về cách tiếp cận chính sách tài khoá mới, nợ công phải thay đổi theo hướng chủ động, tích cực, thúc đẩy phát triển đất nước, bảo đảm sử dụng vốn vay. Bộ Tài chính sớm nghiên cứu và có định hướng chính sách chủ động, bảo đảm lợi ích tổng thể của nền kinh tế.
Thủ tướng nêu rõ, nhu cầu phát triển đất nước rất lớn nên phải sử dụng nợ hiệu quả, đảm bảo phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nợ công, Thủ tướng cho rằng cần kiểm tra, giám sát, bảo đảm khả năng trả nợ của từng dự án cụ thể, làm rõ trách nhiệm của các cấp trong quá trình sử dụng vốn, bảo đảm uy tín quốc gia./.
Tin liên quan
Tạo động lực cho “Hộ kinh doanh”
08:22 | 21/10/2023 Người quan sát
Mấu chốt trong phát triển kinh tế tư nhân?
09:46 | 14/06/2022 Kinh tế
Rộng cửa cho tư nhân
17:16 | 22/05/2022 Người quan sát
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK