Thời cơ cho một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam
Ông Nguyễn Bích Lâm |
Tổng cục Thống kê vừa công bố những con số về tình hình kinh tế - xã hội quý 1, ông đánh giá như thế nào về những con số này?
Điểm sáng nổi bật, có ý nghĩa quan trọng, nâng cao năng lực, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế trong quý 1/2024 đó là giải ngân vốn đầu tư công cùng với thu hút và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khởi sắc. Trong quý 1, Thủ tướng Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo và đôn đốc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công các dự án trọng điểm quốc gia nhằm phát huy vai trò dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực xã hội cho phát triển, tạo không gian phát triển mới cho nền kinh tế.
Kinh tế phục hồi và phát triển ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới mức mục tiêu đã thể hiện rõ sức mạnh nội tại của nền kinh tế và là minh chứng mức độ thành công trong công tác điều hành của Chính phủ giữ vững ổn định vĩ mô, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Đặc biệt, với sự hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới, Việt Nam đã ký và thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do với hơn 60 đối tác phủ khắp các châu lục, đưa mức độ tự do hóa tiếp cận thị trường của Việt Nam ngang hàng với Singapore. Kinh tế nước ta ngày càng khẳng định và củng cố vai trò quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia.
Bên cạnh đó, sự năng động trong cải cách môi trường thể chế, dỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh và đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là cởi mở và thân thiện. Những thế mạnh này đã biến Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, là điểm đến đáng đầu tư nhất.
Với kết quả tăng trưởng kinh tế của quý 1 năm nay, để tốc độ tăng GDP cả năm 2024 đạt 6% trở lên đòi hỏi tốc độ tăng GDP của 3 quý còn lại trong năm phải đạt trên 6,2%, đây là mức tăng không dễ đạt được.
Với những kết quả đã đạt được, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4-4,5% sẽ phải đối mặt với những khó khăn nào, thưa ông?
Năm 2024, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4-4,5%, tuy nhiên đây là mục tiêu không hề đơn giản trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn rất lớn. Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã thực thi chính sách tiền tệ mở rộng, hạ lãi suất huy động và cho vay, giao toàn bộ hạn mức tín dụng năm 2024 với định hướng tăng trưởng cả hệ thống là 15% để tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn ra nền kinh tế trong bối cảnh đồng USD tăng giá sau khi FED thông báo giữ nguyên lãi suất trong biên độ 5,25%-5,5%.
Trong nước, chỉ số giá USD bình quân quý 1 tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, FED trì hoãn hạ lãi suất điều hành, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục giữ giá trị âm và nhu cầu ngoại tệ dùng cho nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất khá lớn tạo áp lực gia tăng tỷ giá giữa VND/USD.
Xét các yếu tố trong và ngoài nước gây nên biến động giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong 3 quý còn lại, khả năng kiểm soát lạm phát năm 2024 như mục tiêu đặt ra là khả thi.
Vậy theo ông cần làm gì để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát năm 2024 và đâu sẽ là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam trong năm nay?
Đầu tư công vẫn là động lực quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh tổng cầu thế giới và trong nước phục hồi chậm. Năm nay cả nước dành 657 nghìn tỷ đồng cho đầu tư công; nếu giải ngân đạt 95% thì cũng chỉ tương đương với số vốn đầu tư công thực hiện của năm 2023; nếu giải ngân hết 657 nghìn tỷ đồng, GDP sẽ tăng thêm 0,3%. Đặc biệt, cần sớm phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ; việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phải bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân và đúng các quy định pháp luật về đầu tư công.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp, công nghệ, thông tin và logistics đồng bộ. Đồng thời, thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu có vai trò quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và định hình lại chuỗi cung ứng. Cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng, Chính phủ xem xét tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá nghịch chu kỳ hỗ trợ doanh nghiệp như: giãn, hoãn thời hạn nộp một số khoản thuế, phí cho doanh nghiệp; tiếp tục tháo gỡ rào cản về môi trường pháp lý, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng, tạo niềm tin cho khu vực doanh nghiệp.
Đáng chú ý, việc ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, phát triển xanh đang làm thay đổi rất nhanh cấu trúc kinh tế thế giới, kéo theo đó là chuỗi cung ứng toàn cầu được sắp xếp. Đây cũng là thời cơ lớn cho một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Vì vậy, theo tôi Chính phủ cần nắm bắt thời cơ, kiến tạo động lực mới cho phát triển, khẩn trương xây dựng chiến lược, với các giải pháp toàn diện, đồng bộ, kế hoạch và lộ trình thực hiện chi tiết, cụ thể để tạo dựng và phát triển một số ngành, lĩnh vực sẽ đóng vai trò là động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế như: lĩnh vực công nghệ cao, chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; kinh tế tuần hoàn; năng lượng tái tạo.
Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu công nghệ cao đứng thứ tư thế giới. Do đó, Chính phủ cần xác định cụ thể phải làm gì; tập trung đầu tư, phát triển ngành nào trong lĩnh vực công nghệ cao; có giải pháp phù hợp và thực thi hiệu quả để biến tiềm năng thành hiện thực, trở thành cường quốc trong xuất khẩu công nghệ cao.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK