Theo dõi chặt thị trường, tránh các ảnh hưởng xấu đến lạm phát
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp của Học Viện Tài chính. |
Ông có thể đánh giá về các yếu tố sẽ tác động đến tình hình kinh tế nói chung và công tác kiểm soát lạm phát nói riêng từ nay đến hết năm 2021?
Năm 2021, nền kinh tế thế giới sẽ từng bước phục hồi dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ các quốc gia. Trước hết, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước tiến quan trọng trong thực hiện tiêm chủng vắc xin chống Covid-19 rộng rãi trong xã hội. Khi dịch bệnh được kiểm soát thì các quốc gia sẽ đẩy mạnh công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế.
Thứ hai, mặc dù dịch bệnh có thể có diễn biến phức tạp, nhưng nhiều quốc gia đã dần quen với trạng thái “bình thường mới”, vừa nỗ lực phòng chống dịch vừa bắt đầu từng bước phục hồi kinh tế. Nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ có những bước phục hồi và phát triển. Nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, về vật tư, linh phụ kiện và hàng hóa sẽ tăng cao. Đây sẽ là nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng lên.
Hơn nữa, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới trong thời gian dài vừa qua đã hạ thấp lãi suất, thậm chí áp dụng cơ chế lãi suất âm để thúc đẩy sản xuất. Dư địa và tác dụng của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế rất hạn hẹp. Để kích thích phục hồi và tăng trưởng kinh tế, các quốc gia chủ yếu sử dụng các gói hỗ trợ tài khóa. Điều này sẽ làm giá trị đồng tiền của nhiều quốc gia giảm giá. Đó cũng là nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng cao. Với một nền kinh tế mở cửa sâu rộng, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu gần gấp đôi GDP, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng lớn của “nhập khẩu” lạm phát thế giới.
Còn tại Việt Nam, năm 2021, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ sẽ tạo áp lực lớn đến mặt bằng giá cả, lãi suất, tỷ giá và lạm phát. Trước hết, do việc phòng chống và kiểm soát tốt dịch bệnh, ý thức phòng chống dịch của người dân và toàn xã hội tăng cao, Việt Nam đã chuyển sang hình thức kiểm soát chặt chẽ biên giới, khoanh vùng dập dịch ngay tại gốc với phạm vi thích hợp, nền sản xuất của đất nước đã có những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, những yếu tố như: nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu tăng lên; thu nhập của người dân cũng tăng cao đòi hỏi hàng hóa cũng phải đáp ứng đa dạng về mẫu mã, chất lượng và giá cả; cầu tiêu dùng tăng là một nhân tố có thể thúc đẩy lạm phát tăng cao. Mặt khác, thời gian vừa qua, lãi suất ngân hàng đã xuống tương đối thấp. Khi sản xuất phục hồi, nhu cầu về vốn tín dụng tăng cao có khả năng thúc đẩy lãi suất và lạm phát tăng cao.
Hơn nữa, trong thời gian gần đây, do lãi suất thấp, một lượng tiền lớn có thể đã chuyển hướng vào lĩnh vực bất động sản thông qua trái phiếu lãi suất cao của các doanh nghiệp bất động sản nên dù đại dịch bùng phát, nhưng giá cả các phân khúc của thị trường này không giảm, thậm chí ở nhiều địa phương như Hà Nội, TPHCM còn tăng cao.
Đặc biệt, hiện có một lượng tiền lớn đang chảy mạnh vào thị trường chứng khoán khiến chứng khoán Việt Nam đã có nhiều phiên giao dịch tỷ USD và VN-Index đã liên tục chinh phục được những đỉnh mới. Đây có thể là dấu hiệu nền kinh tế phục hồi rất tốt và kỳ vọng sáng sủa của các nhà đầu tư vào sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Nhưng cũng cần theo dõi chặt chẽ sự biến động trên cả hai thị trường này để tránh các tình huống có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát. Thêm vào đó, khả năng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2021 cũng là một nhân tố có thể đẩy lạm phát tăng cao.
Vậy từ nay đến cuối năm, kịch bản kiểm soát lạm phát được dự báo như thế nào, thưa ông?
Dự báo trong năm 2021, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,0% - 6,7% thì khả năng lạm phát sẽ trong khoảng 3,3% (cộng, trừ 0,5%).
Nếu dịch bệnh được khống chế sớm, kinh tế thế giới phục hồi tốt, kinh tế Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội, nắm bắt và thích ứng với các Hiệp định thương mại tự do và những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới, tăng trưởng 6,8% - 7,4% thì khả năng lạm phát có thể sẽ là 3,8% (cộng, trừ 0,5%).
Tuy đây là những kịch bản khá khả quan nhưng để có kết quả này cũng sẽ không phải là điều dễ dàng. Ông có khuyến nghị gì trong công tác kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm ?
Quả thực, để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4% trong năm 2021 như chỉ tiêu của Quốc hội là một mục tiêu khó khăn, cần thực hiện tốt một số biện pháp.
Trước mắt, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và phòng ngừa các dịch bệnh sẽ là tiền đề tốt cho ổn định sản xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính – tiền tệ, chủ động, thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam để làm cơ sở cho việc kìm giữ CPI.
Một lưu ý khác, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương và Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả. Đặc biệt, cần có sự theo dõi chặt chẽ sự biến động trên cả thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, tránh các tình huống có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát.
Còn đối với các hàng hóa được mua sắm bằng tiền từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa dự trữ quốc gia, hàng hóa, dịch vụ phục vụ công ích cần được kiểm tra tính xác thực, tính đầy đủ và chính xác. Với những hàng hóa, dịch vụ có thể đấu thầu cần tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ công ích để đảm bảo tính cạnh tranh, tính hiệu quả và công bằng.
Đặc biệt, cơ quan chức năng phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá, thực hiện tốt các quy định về công khai, minh bạch các thông tin về giá, đặc biệt là đối với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá, các mặt hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, tránh lạm phát kỳ vọng, tránh các tin đồn thất thiệt gây hoang mang tâm lý, ảnh hưởng xấu tới mặt bằng giá cả của một số mặt hàng và mặt bằng giá cả của nền kinh tế.
Đồng thời, cần có các cơ chế theo dõi, quản lý giá thường xuyên giữa các cơ quan có liên quan và có chế tài xử lý nghiêm khắc để các chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành phải được các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư thực thi một cách toàn diện và nghiêm túc.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK