Facebook Twitter youtube Tiktok

“Tháo rào” cho chế biến, xuất khẩu tre

(HQ Online) - Ngành chế biến, XK tre được nhận định còn nhiều tiềm năng khi dư địa trên thị trường thế giới khá rộng mở. Tuy nhiên, để ngành tre Việt Nam từng bước phát triển bền vững, rất cần xây dựng tiêu chuẩn cũng như hành lang pháp lý rõ ràng cho việc trồng, chế biến và sử dụng nguyên liệu tre trong hoạt động kinh tế.
Khai thác tiềm năng của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại thị trường quốc tế
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị ngành tre
Hỗ trợ hợp chuẩn để thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
Trị giá XK sản phẩm tre của Việt Nam hiện đạt khoảng 300-400 triệu USD/năm, chưa tương xứng với tiềm năng. 	Ảnh: ST
Trị giá XK sản phẩm tre của Việt Nam hiện đạt khoảng 300-400 triệu USD/năm, chưa tương xứng với tiềm năng. Ảnh: ST

Xuất khẩu 300-400 triệu USD/năm

Nhìn nhận tổng quan về ngành tre Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết: hiện tổng diện tích tre Việt Nam khoảng hơn 1,5 triệu ha, phân bố hầu hết tại các tỉnh trên cả nước, có 37/63 tỉnh có diện tích hơn 10.000 ha. Với 6,5 tỷ cây, hàng năm lượng cây khai thác khoảng 500 – 600 triệu cây, tương ứng 2,5-3 triệu tấn. Sản phẩm chính gồm nguyên liệu thô/vật liệu xây dựng; chiếu/mành; tre đan; dụng cụ gia đình… Hiện, mỗi năm Việt Nam XK sản phẩm từ tre khoảng 300 – 400 triệu USD.

Ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) thông tin thêm, sản phẩm từ tre của Việt Nam đã XK đến gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 5 thị trường XK chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Hà Lan. Hiện, cả nước có 251 DN chế biến tre, trong đó 95% là các DN vừa và nhỏ; DN có quy mô vừa và lớn (trên 15 tỷ đồng) chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên, ứng dụng khoa học công nghệ của các DN chưa được chú trọng. Hiện, có khoảng 10.000 lao động làm việc tại các DN chế biến tre, khoảng trên 300.000 lao động nông thôn tham gia vào hoạt động trồng, khai thác, chế biến tre, song hầu hết lao động chưa qua đào tạo tại các trường.

Bày tỏ quan điểm xung quanh câu chuyện chế biến, XK tre, ông Phạm Quốc Khánh, Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội Tre Việt Nam cho rằng, XK tre hiện nay hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng. Vị này đưa ra dẫn chứng, năm 2019, trị giá XK tre Việt Nam mới đạt 348 triệu USD. Trong khi đó, trị giá ngành công nghiệp tre thế giới là hơn 57 tỷ USD.

Nhìn trên bình diện toàn cầu, các thị trường XK tre chính trên thế giới hiện nay gồm: Trung Quốc, EU, Philippines, Canada, Mexico, Việt Nam, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Thái Lan, Indonesia. Trong đó, Trung Quốc chiếm vị trị áp đảo so với các thị trường XK khác. Trung Quốc hiện đang dẫn đầu không chỉ về sản lượng mà còn về năng lực kỹ thuật, chất lượng. Bằng chứng rõ nhất là vào năm 2019, Trung Quốc chiếm thị phần 67% trong tổng trị giá XK tre trên thế giới. Trong khi đó, thị phần của Việt Nam chỉ là 3%.

Cần hành lang pháp lý rõ ràng

Quy mô thị trường tre toàn cầu dự kiến sẽ đạt xấp xỉ 83 tỷ USD vào năm 2028; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2028 khoảng 5,7%/năm. Do vây, chế biến, XK sản phẩm tre được nhìn nhận là ngành hàng rất tiềm năng cho nông nghiệp Việt Nam.

Dù vậy, theo bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, ngành tre Việt Nam đang đối diện không ít khó khăn trong phát triển bền vững. Hiện nay có rất ít nguồn giống tốt và đang có dấu hiệu suy thoái giống. Diện tích đang bị thu hẹp, trình độ canh tác thấp, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; hạ tầng phục vụ sản xuất chưa được đầu tư; công nghệ chế biến lạc hậu so với thế giới. Đáng chú ý, hiện nay đang thiếu chính sách hỗ trợ phát triển và sản xuất kinh doanh; đồng thời công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu tre còn yếu, thiếu thông tin thị trường.

Một số chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, tiềm năng cho ngành tre Việt Nam là rất lớn nhưng vùng nguyên liệu vẫn chưa thực sự tập trung. Bên cạnh đó, hoạt động chế biến ngành hàng tre đang khá manh mún. Số DN lớn chuyên chế biến các sản phẩm từ cây tre chưa nhiều. Chưa có một tiêu chuẩn và hành lang pháp lý riêng cho việc trồng, chế biến và sử dụng nguyên liệu tre trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam thời điểm hiện tại là rào cản lớn nhất khiến chuỗi ngành hàng tre chưa thể kết nối và phát huy hết tiềm năng của mình.

Bên cạnh xây dựng tiêu chuẩn, hành lang pháp lý, khuyến nghị được đưa ra để thúc đẩy phát triển chế biến, XK tre trong thời gian tới là đầu tư hơn nữa vào các quy trình và cơ sở sản xuất; đầu tư vào phát triển sản phẩm để khác biệt với sản phẩm của Trung Quốc (ví dụ ván sàn có kích thước và màu sắc khác nhau); phản ánh phong cách và thị hiếu của châu Âu trong các sản phẩm được phát triển (ví dụ xu hướng hàng thủ công của châu Âu); xây dựng kế hoạch tiếp thị ngành vững chắc cho cả thị trường trong nước và XK…

Từ góc độ DN XK, ông Thái Đại Phong, Giám đốc Công ty TNHH Đức Phong cho biết, DN chuyên sản xuất hàng mây tre và hàng thủ công mỹ nghệ XK. Tuy nhiên, hiện DN cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động liên kết với nông dân như: khó giữ cam kết giữa DN và người sản xuất, nhất là kế hoạch sản xuất số lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành, chất lượng sản phẩm; rất khó để ràng buộc trách nghiệm (thông thường DN phải chịu mọi rủi ro).

Để khắc phục khó khăn cần sự vào cuộc của chính quyền như quan tâm mạnh mẽ, tháo gỡ khó khăn cho người dân; xây dựng và quản lý, thành lập làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác; có cơ chế rõ ràng, gắn liền quyền lợi và trách nhiệm. “Đề nghị chính quyền các cấp quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp”, ông Phong nói.

Nhận định hiện nay nhiều nơi chưa xác định hết được vai trò, vị trí, giá trị của cây tre, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh: “Sự gắn kết giữa các DN chế biến, XK với người trồng còn rời rạc, chưa tập trung, đặc biệt là trong xây dựng các vùng nguyên liệu lớn. Do đó, bên cạnh xây dựng lại vùng nguyên liệu tre tập trung, hiện Bộ NN&PTNT đang đề xuất lên Bộ Nội vụ thành lập Hiệp hội Tre Việt Nam. Đây sẽ là một trong những tiền đề và cơ sở đầu tiên gắn kết ngành tre Việt trong giai đoạn mới”.

Thanh Nguyến

Tin liên quan

Việt Nam lần đầu chiếm vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu chiếm vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

(HQ Online) - Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 tăng 3,22% (giá trị xuất khẩu đạt hơn 24 triệu SGD), chiếm thị phần 8,58%.
Vì sao hơn 100 phương tiện vận tải của Việt Nam bị lưu giữ ở Trung Quốc?

Vì sao hơn 100 phương tiện vận tải của Việt Nam bị lưu giữ ở Trung Quốc?

(HQ Online) - Từ đầu năm 2023 đến nay, tại địa bàn Lào Cai có hơn 100 phương tiện vận tải của Việt Nam bị lưu giữ tại Trung Quốc.
Thách thức đối với xuất khẩu sang thị trường châu Âu-châu Mỹ

Thách thức đối với xuất khẩu sang thị trường châu Âu-châu Mỹ

(HQ Online) - Những tháng đầu năm, xuất khẩu tới thị trường châu Âu-châu Mỹ cho thấy sự phục hồi tích cực, tuy nhiên về dài hạn còn nhiều thách thức.
16 nhóm hàng nhập khẩu tỷ đô trong quý đầu năm

16 nhóm hàng nhập khẩu tỷ đô trong quý đầu năm

(HQ Online) - Thông tin chi tiết về tình hình xuất nhập khẩu quý 1/2024 vừa được Tổng cục Hải quan công bố ghi nhận có 16 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong quý 1 tăng cao nhất từ trước đến nay

Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong quý 1 tăng cao nhất từ trước đến nay

(HQ Online) - Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan ghi nhận, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong quý 1/2024 có mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

(HQ Online) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng (HRC) để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Kết quả xuất khẩu đang có nhiều tín hiệu tích cực, đóng góp quan trọng vào kết quả này không thể không nhắc đến các nhóm hàng chủ lực như máy vi tính, điện thoại, máy móc…
Gạo Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Singapore

Gạo Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Singapore

(HQ Online) - 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam khi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây.
Mới hết quý 1, Việt Nam nhập siêu hơn 17 tỷ USD từ Trung Quốc

Mới hết quý 1, Việt Nam nhập siêu hơn 17 tỷ USD từ Trung Quốc

(HQ Online) - Trong quý 1/2024, thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 43,6 tỷ USD, trong đó Việt Nam thâm hụt thương mại lớn.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 200 tỷ USD tính đến nửa đầu tháng 4

Xuất nhập khẩu đạt hơn 200 tỷ USD tính đến nửa đầu tháng 4

(HQ Online) - Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố hôm nay (19/4).
Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu chục tỷ đô

Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết quý 1, TPHCM là địa phương đầu tiên của cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên.
2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

(HQ Online) - Trong tháng 3/2024, có 2 nhóm hàng xuất khẩu của ngành nông nghiệp có kim ngạch tăng trưởng ba con số so với tháng trước.
Quý đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 178 tỷ USD

Quý đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 178 tỷ USD

(HQ Online) - Quý 1/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì đà tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu thống kê sơ bộ được Tổng cục Hải quan công bố chiều nay (9/4).
Xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng gấp gần 8 lần

Xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng gấp gần 8 lần

(HQ Online) - Ba Lan đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ đáng chú ý trong những tháng đầu năm 2024 với tốc độ tăng trưởng 786% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu điều ước đạt trị giá 782 triệu USD trong quý 1

Xuất khẩu điều ước đạt trị giá 782 triệu USD trong quý 1

(HQ Online) - Tháng 3 xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 55 nghìn tấn, tăng mạnh về lượng và trị giá so với tháng trước.
Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành nước "nhập siêu" các sản phẩm chăn nuôi

Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành nước "nhập siêu" các sản phẩm chăn nuôi

(HQ Online) - Phát biểu tại cuộc họp giao ban khối chăn nuôi quý 2/2024, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm cho biết, theo số liệu cập nhật ước tính hiện nay, mỗi tuần chúng ta nhập lậu khoảng 60.000 con gà đẻ thải loại từ biên giới Việt Lào, trong đó, có nhiều gà có nguồn gốc Thái Lan, tương đương 240 tấn/tuần, lên tới 720 tấn/tháng.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Ban Chấp hành TW Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành TW Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Khơi mở tiềm năng xuất khẩu nông sản vùng Tây Nguyên

Khơi mở tiềm năng xuất khẩu nông sản vùng Tây Nguyên

Hiện nay, Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu của vùng Tây Nguyên còn rất khiêm tốn.
Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội mới và tiềm năng lớn, giúp doanh nghiệp hình thành và xây dựng nhà máy thông minh.
TP Hồ Chí Minh có đầy đủ yếu tố để phát triển và làm chủ ngành công nghệ AI

TP Hồ Chí Minh có đầy đủ yếu tố để phát triển và làm chủ ngành công nghệ AI

Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) tìm hiểu, lựa chọn TPHCM là điểm đầu tư chiến lược tại khu vực châu Á xuất phát từ thực tế TPHCM đang có đầy đủ yếu tố để phát triển và làm chủ ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ…
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động