Tháo gỡ 5 rào cản để thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực |
Xin cho biết đánh giá của ông về thị trường TPDN hiện nay?
- Để tháo gỡ khó khăn, phục hồi thị trường TPDN, có hai nhóm quyết sách quan trọng đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành và thực thi trong thời gian qua. Thứ nhất, nhóm chính sách điều hành kinh tế vĩ mô bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối tích cực 5%, đặc biệt kiên định với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tỉ giá, giảm lãi suất là quan trọng, giúp phục hồi kinh tế khả quan; tiếp tục phối hợp ban hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chưa từng có để hỗ trợ nền kinh tế; triển khai đồng bộ nhiều nhóm chính sách, giải pháp khác nhau tập trung tháo gỡ khó khăn cho bất động sản (BĐS), trái phiếu, du lịch, y tế, giáo dục, đất đai.
Riêng về thị trường TPDN, thời gian qua, Chính phủ có nhóm chính sách với 4 chính sách mang tính quyết định trong phục hồi thị trường này. Thứ nhất là ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP tháo gỡ trực tiếp những vướng mắc, khó khăn trên thị trường với những điều kiện mới thuận lợi hơn so với trước đây. Thứ hai là đưa vào vận hành hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ tập trung. Đây là điểm quan trọng làm tăng thanh khoản, tăng tính công khai minh bạch cho thị trường. Thứ ba là phát triển một số điều kiện để tiến tới thị trường phát triển lành mạnh hơn, ví dụ như cấp thêm giấy phép cho một tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Thứ tư, các vụ việc vi phạm TPDN đã được xử lý tương đối quyết liệt.
Tất cả các chính sách đó dẫn đến thị trường TPDN đang phục hồi. Theo số liệu chúng tôi thống kê, đến nay đã phát hành khoảng 240 nghìn tỷ đồng, trong đó có 220 nghìn tỷ đồng phát hành TPDN riêng lẻ, 20 nghìn tỷ đồng phát hành trái phiếu ra công chúng, chỉ giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; lượng phát hành tháng sau cao hơn tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì kết quả phát hành cũng cao hơn, mức tăng tính theo lần. Đơn cử, tháng 11/2023 phát hành được 30 nghìn tỷ đồng, gấp 15 lần so với tháng 11/2022. Những dấu hiệu này cho thấy, tuy còn rào cản cần tiếp tục tháo gỡ nhưng thị trường PPDN đang phục hồi tích cực, niềm tin đã và đang dần hồi phục trở lại. Đây là các dấu hiệu giúp thị trường phát triển tốt hơn trong thời gian tới.
Ảnh minh họa: S.T |
Đâu là những bài học kinh nghiệm sâu sắc được rút ra trong bước đầu phục hồi thị trường TPDN, thưa ông?
- Trong tất cả những nhóm chính sách vừa chia sẻ, chúng tôi thấy có 2 cái được rất lớn, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho tiến trình phục hồi thị trường TPDN trong giai đoạn tiếp theo cũng như là những kinh nghiệm rất quan trọng cho điều hành nền kinh tế trong thời gian tới.
Thứ nhất, Nghị định 08/NĐ-CP là quyết sách chưa từng có trong tiền lệ, cho phép giãn, hoãn nợ trái phiếu và cho hoán đổi tiền - hàng, tức là cho phép hoán đổi trái phiếu lấy sản phẩm là BĐS hoặc các tài sản khác. Đây là chính sách chưa từng có, không những gỡ khó cho thị trường TPDN mà còn là mấu chốt rất quan trọng tháo gỡ nút thắt cho thị trường BĐS.
Thứ hai là tính liên thông giữa thị trường tài chính và thị trường BĐS. Tức là, song song với Nghị định 08/NĐ-CP thì Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương còn có các chính sách tháo gỡ cả kênh tín dụng, BĐS với một loạt quyết sách của hai thị trường này. Điều này đảm bảo tính đồng bộ giữa thị trường tài chính và thị trường BĐS.
Ông có thể làm rõ hơn những rào cản trên thị trường trái phiếu DN hiện nay?
- Theo tôi, rào cản lớn nhất là hình thức phát hành. Hiện nay, thống kê sơ bộ cho thấy, cấu trúc TPDN phát hành đang rất mất cân đối khi 90% TPDN là phát hành riêng lẻ, chỉ có 10% phát hành ra công chúng. Quy trình, thủ tục phát hành TPDN riêng lẻ đơn giản hơn rất nhiều và chỉ phát hành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Bất cập thứ hai là cơ cấu nhà đầu tư. Trên thị trường sơ cấp, nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 5%, nhưng trên thị trường thứ cấp, nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 28,5%. Rõ ràng nhiều nhà đầu tư cá nhân thiếu hiểu biết, năng lực để đánh giá rủi ro của TPDN vẫn tham gia sôi động trong thị trường. Đây là bất cập về nền tảng nhà đầu tư. Thứ ba, tính công khai minh bạch vẫn còn hạn chế, nhất là đối với TPDN phát hành riêng lẻ. Thứ tư là quy trình, thủ tục để phát hành TPDN ra công chúng vẫn còn phức tạp, cần có nhiều cải tiến hơn nữa trong quy trình, trong xét duyệt hồ sơ để đẩy nhanh hơn, để kích thích phát hành TPDN ra công chúng nhiều hơn, thay vì chỉ 10% như hiện nay. Cuối cùng, tính tuân thủ, tinh thần thượng tôn pháp luật của DN và một số nhà đầu tư là chưa cao, dẫn đến các vụ việc rất đáng tiếc trong thời gian qua. Đây là những bất cập chúng ta cần tập trung tháo gỡ.
Vậy những rào cản như ông đã đề cập ở trên cần được khắc phục như thế nào để phát triển hơn nữa thị trường TPDN, thưa ông?
- Nhóm giải pháp thứ nhất là rút ra các bài học kinh nghiệm sâu sắc cho các cơ quan chức năng, các bên tham gia thị trường và nhà đầu tư, bởi vì chúng ta phải rút ra bài học kinh nghiệm để sau này trưởng thành và lớn lên.
Cần tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế, chính sách. Ví dụ, hiện nay Nghị định số 08/2023/NĐ-CP chuẩn bị hết hiệu lực và sắp tới chúng ta sẽ quay trở lại áp dụng Nghị định số 65/2022/NĐ-CP, trong đó có 3 điều kiện, điều khoản mà hiện Nghị định số 08/2023/NĐ-CP đã cho phép giãn, hoãn, vậy sắp tới quay trở lại áp dụng Nghị định số 65/2022/NĐ-CP, chúng ta tiếp tục áp dụng như thế nào? Cá nhân tôi cho rằng chúng ta quay trở lại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP nhưng nên có lộ trình, có sự cân đối để tiếp tục kiến tạo cho thị trường phát triển. Ví dụ, Nghị định 08/2023/NĐ-CP giãn, hoãn quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp tới hết năm 2023. Với quy định này, nếu chúng ta muốn thị trường lành mạnh, đúng đối tượng là người mua có kiến thức, có kinh nghiệm, có hiểu biết thì sẽ áp dụng tiếp điều kiện, điều khoản của nhà đầu tư chuyên nghiệp theo Nghị định số 65/2022/NĐ-CP. Nhưng với quy định xếp hạng tín nhiệm cho DN phát hành, tôi cho rằng nên có lộ trình phù hợp hơn. Hiện nay trên thị trường mới chỉ có 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm, bên cạnh đó, văn hoá, thói quen DN phát hành mua dịch vụ xếp hạng tín nhiệm rõ ràng chưa hình thành ngay được. Đặc biệt, phải phân nhóm, nhóm nào cần xếp hạng tín nhiệm, nhóm nào không cần xếp hạng tín nhiệm. Ví dụ, với DN phát hành là ngân hàng thương mại thì không cần xếp hạng tín nhiệm vì họ phát hành mục đích rất rõ là để tăng vốn cấp hai, bên cạnh đó, họ được quản lý chặt chẽ bởi các hệ số an toàn của Nhà nước.
Giải pháp thứ hai rất quan trọng là đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường TPDN. Hiện nay, thị trường cơ bản chỉ có mỗi sản phẩm TPDN, vì thế nhân cơ hội này nên có giải pháp thúc đẩy những sản phẩm mới trên thị trường trái phiếu như trái phiếu xanh, trái phiếu công trình, trái phiếu bền vững, trái phiếu xã hội... Giải pháp thứ ba là đa dạng hoá cơ sở nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp. Hiện nay trên thị trường chưa có nhiều nhà đầu tư tổ chức, cần thúc đẩy để có nhiều nhà đầu tư tổ chức hơn, đặc biệt là quỹ đầu tư.
Giải pháp thứ tư là nâng cấp hạ tầng CNTT và dữ liệu. Tôi cho rằng đây là hồn cốt vô cùng quan trọng để phát triển thị trường này. Đặc biệt, cần đơn giản hoá quy trình thủ tục phát hành ra công chúng. Hiện nay quy trình này còn phức tạp, thời gian phê duyệt dài nên nhà phát hành còn e ngại.
Cuối cùng là giải pháp về tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đặc biệt cần nâng cao năng lực, công cụ cho đội ngũ này. Thời gian vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rất cố gắng, tuy nhiên, số lượng, năng lực của đội ngũ này vẫn còn những hạn chế nhất định nên chúng ta cần củng cố thêm trong thời gian tới.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xử phạt 2 doanh nghiệp bán trang sức giả nhãn hiệu trên mạng xã hội
14:38 | 01/11/2024 An ninh XNK
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
Xử phạt 2 doanh nghiệp bán trang sức giả nhãn hiệu trên mạng xã hội
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK