Thách thức từ RCEP là động lực để Việt Nam vượt lên trên các cam kết
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). |
Việc gia nhập RCEP mang lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam tuy nhiên bên cạnh đó cũng không thiếu những thách thức. Bà có thể cho biết rõ hơn những thách thức này?
RCEP là một hiệp định mới với nhiều cơ hội nhưng thách thức mang lại còn lớn hơn. Những lo ngại về thách thức do RCEP mang lại đều tập trung ở 2 yếu tố, thứ nhất những đối tác lớn của RCEP đều là những đối tác mà hiện nay chúng ta đang nhập siêu rất lớn và có cơ cấu nền kinh tế khá tương đồng để cạnh tranh với Việt Nam nên thách thức từ nhập siêu có thể là rất lớn trong tương lai. Thứ hai, RCEP mặc dù là một hiệp định thương mại thế hệ mới nhưng những yêu cầu và tiêu chuẩn ở trong RCEP lại thấp hơn những hiệp định mà chúng ta vừa mới tham gia gần đây như CPTPP và EVFTA. Chính vì vậy, có những lo ngại cho rằng những tiêu chuẩn thấp ở trong RCEP có thể khiến cho Việt Nam mất đi động lực để cải cách về mặt thể chế. Ngoài ra, những yêu cầu không quá cao từ các đối tác của RCEP có thể làm cho doanh nghiệp mất đi động lực và mối quan tâm cần thiết trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường thế giới. Doanh nghiệp chỉ cần dễ dãi, tự bằng lòng với những yêu cầu trong RCEP sẽ rất nguy hiểm.
Thách thức nữa đó là gia tăng nhập siêu. Bởi ngành sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn nhất là hàng hóa từ các nước khác có thể đưa vào Việt Nam với mức thuế suất thấp hơn. Nếu doanh nghiệp từ các đối tác trong RCEP không điều chỉnh giá trước thuế nhập khẩu, thì hàng của họ vẫn sẽ cạnh tranh hơn về giá khi vào Việt Nam và có thể gây áp lực đối với nhập siêu.
Gia tăng nhập siêu một mặt có thể gây áp lực đối với cán cân thanh toán và thị trường ngoại hối, qua đó ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô và dư địa chính sách tiền tệ ở Việt Nam – điều luôn được quan tâm trong những thập niên gần đây. Mặt khác, ngay cả khi gia tăng nhập siêu từ RCEP có thể được bù đắp bởi thặng dư thương mại từ các thị trường khác, rủi ro hàng xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra lẩn tránh thuế vẫn hiện hữu, qua đó ảnh hưởng đến lựa chọn điều hành xuất khẩu ở cả cấp chính sách và cấp doanh nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam đang có ưu thế cạnh tranh một cách tương đối so với Trung Quốc nhờ Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và các Hiệp định ASEAN+1. Với RCEP, Trung Quốc có thêm ưu đãi thuế quan khi XK vào các thị trường này và sẽ gia tăng cạnh tranh hơn nữa với Việt Nam và các nước ASEAN. |
Liệu điều này có nghĩa là RCEP có đòi hỏi cao hơn về hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư cao hơn so với CPTPP hay EVFTA không thưa bà?
Nếu xét từ cam kết các yêu cầu là thấp hơn nhưng xét về nhu cầu của mình thì chúng ta không nên chỉ dừng lại ở cam kết mà cần đáp ứng cao hơn cam kết để tận dụng được các cơ hội. Ví dụ để tận dụng được cơ hội về thuế quan thì các thủ tục sẽ phải thuận lợi hơn, với sức ép và thách thức từ RCEP lại là động lực để vượt lên trên các cam kết chứ không chỉ dừng lại ở các yêu cầu như trong cam kết.
Vậy theo bà trước những thách thức trên, Chính phủ cùng các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị như thế nào?
RCEP thúc ép chúng ta phải có những thay đổi. Đối với cơ quan nhà nước thì câu chuyện làm thế nào để cân bằng được các hoạt động thương mại cũng như làm thế nào thu hút được đầu tư có chất lượng từ RCEP để từ đó có thể tận dụng hiệu quả không chỉ RCEP mà cả các hiệp định thương mại khác là điều bắt buộc phải làm.
Với những sức ép từ RCEP thúc đẩy các cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành phải làm nhanh hơn, mạnh hơn tái cơ cấu kinh tế, xây dựng một chính sách công nghiệp rõ ràng, xác định cụ thể những ngành công nghiệp ưu tiên cũng như những biện pháp cần thiết để thúc đẩy các chính sách công nghiệp vốn đang dậm chân tại chỗ từ nhiều năm nay.
Từ việc xác định ngành công nghiệp mũi nhọn rồi mới xác định những ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp đó sẽ phải thực hiện như thế nào.
Cần cải cách môi trường kinh doanh để làm sao giải phóng hiệu quả nhất và có ý nghĩa thực chất nhất để giải phóng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bởi những cạnh tranh từ đối tác RCEP sẽ mạnh hơn nhiều không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở cả thị trường nước ngoài nữa. Ví dụ, với Nhật Bản, trước đây khi chưa có RCEP chúng ta không phải cạnh tranh quá lớn với Trung Quốc do chúng ta có ưu thế của những hiệp định đã có với Nhật Bản nhưng một khi RCEP có hiệu lực Trung Quốc sẽ có những lợi thế và sức ép cạnh tranh ở những thị trường này sẽ lớn hơn.
Ngoài ra cũng cần kiểm soát tốt dòng vốn đầu tư nước ngoài để thu hút được dòng vốn đầu tư tốt và chuỗi sản xuất đang chuyển dịch dưới tác động của căng thẳng thương mại hay Covid-19 trên thế giới. Có thể sẽ xuất hiện các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trá hình vào Việt Nam sẽ là sức ép để Chính phủ, các bộ ngành địa phương phải thay đổi trong cách thức kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài. Bởi tuy cơ chế và quy trình chúng ta đã có đủ nhưng thực thi lại chưa tốt. Chúng ta không thể lựa chọn nhà đầu tư theo quốc tịch mà cần nhìn vào các yếu tố tiêu chuẩn kĩ thuật khác để chúng ta thẩm định và lựa chọn được đúng các nhà đầu tư. Đấy là những vấn đề mà Chính phủ sẽ cần làm.
Còn về phía doanh nghiệp sẽ phải thay đổi nhanh hơn và đầy đủ hơn chứ không phải với một tầm nhìn ngắn hạn như trước đó. Bản thân các doanh nghiệp cũng nhận ra rằng ở thời đại hiện nay kinh doanh không phải kinh doanh với một thị trường và kinh doanh với thế giới. Những thị trường tưởng dễ tính đã không còn dễ tính, doanh nghiệp sẽ phải sẵn sàng với các yếu tố mới. Đấy là những yếu tố để phát triển bền vững.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK