Thách thức đối với xuất khẩu sang thị trường châu Âu-châu Mỹ
Hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cảng Hải Phòng, tháng 3/2024. Ảnh: Thái Bình |
Phục hồi tích cực
Tại châu Mỹ, Hoa Kỳ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, quý 1/2023, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đóng góp lớn nhất cho tăng trị giá xuất khẩu của Việt Nam và có mức tăng tuyệt đối cao nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay. Trị giá xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong quý 1/2024 đạt 25,77 tỷ USD, tăng tới 24,2%, tương ứng tăng 5,02 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp sau Hoa Kỳ, EU (27 nước) là khối thị trường có đóng góp lớn thứ hai vào tăng trị giá xuất khẩu của nước ta, vượt qua cả Trung Quốc và ASEAN. Trong quý 1/2024, xuất khẩu sang EU (27 nước) đạt 12,2 tỷ USD, tăng 17,4%, tương ứng tăng 1,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ cho rằng, giai đoạn đầu năm, cho thấy sự phục hồi tích cực trong thương mại của Việt Nam với hầu hết các thị trường châu Âu – châu Mỹ, vốn trải qua giai đoạn sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2023. Các doanh nghiệp đang khôi phục lại hoạt động xuất nhập khẩu, logistics sau một thời gian thích nghi với sự gián đoạn chuỗi cung ứng chung của thị trường thế giới.
Ông Nguyễn Hồng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho rằng, Việt Nam là nước có lợi thế xuất khẩu khi sở hữu tới 16 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định với các nước, khu vực thị trường châu Âu - châu Mỹ, bao gồm: EVFTA, UKVFTA, VN-EAEU, CPTPP, Việt Nam – Chile.
Vương quốc Anh gần đây cũng đã hoàn tất đàm phán và ký nghị định thư gia nhập Hiệp định CPTPP, hiện còn trải qua quá trình phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên. Việt Nam còn 2 hiệp định đang đàm phán trong khối thị trường Âu - Mỹ là: Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) và Hiệp định ASEAN – Canada.
Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường thế giới và khu vực châu Âu, châu Mỹ từng bước phục hồi do lạm phát đã bắt đầu có xu hướng giảm từ cuối năm 2023 và có khả năng tiệm cận mức mục tiêu các Ngân hàng Trung ương đề ra cho năm 2024 (ECB và FED: 2%). Việc các nước công nghiệp phát triển tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hoá đầu tư đã giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Đặc biệt, các nước khu vực châu Âu, châu Mỹ đang đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới cũng như dành nhiều hỗ trợ tín dụng và công nghệ giúp Việt Nam.
Hàng rào tiêu chuẩn mới sẽ ngày càng nhiều
Phân tích về thách thức với hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết, nền kinh tế toàn cầu đang bước vào một thời kỳ mới, với đầy rủi ro và thách thức và khó đoán định. Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và các nước khu vực châu Âu - châu Mỹ dự báo thấp hơn so với năm 2023. Cụ thể theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng GDP 2024 thế giới dự báo 2,9% (so với 3% năm 2023). Tốc độ tăng trưởng GDP của các nền kinh tế lớn khu vực châu Âu – châu Mỹ năm 2024 giảm hoặc tăng không đáng kể so với năm 2023: Hoa Kỳ 1,5% (so với 2,1%), Khu vực đồng Euro 1,2% (so với 0,7%), Anh 0,6% (so với 0,5%), Nga 1,1% (so với 2,2%), Canada 1,6% (so với 1,3%), Mexico 2,1% (so với 3,2%), Braxin 1,5% (so với 3,1%), Khu vực Mỹ La tinh giữ nguyên 2,3%.
Đặc biệt, xung đột địa chính trị tiếp tục kéo dài và bất ổn tiếp tục có nguy cơ lan ra các khu vực khác. Song song đó, xu hướng “phi toàn cầu hoá” đang tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ. Chính sách bảo hộ của các nước ngày một tăng. Việc các nước phát triển càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, an toàn cho người tiêu dùng đang tiếp tục là tiền đề để dựng lên những tiêu chuẩn mới, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu.
Hơn nữa, việc các nước đa dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc ra sẽ tập trung vào một số đối tác gần thị trường và đối tác tương đương với Việt Nam như: Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh... làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Do đó, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ cho biết, sẽ tăng cường cung cấp thông tin cập nhật về biến động và xu hướng của các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu lớn, kèm theo các đánh giá về cơ hội, thách thức để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược, kế hoạch thích ứng phù hợp... Đối với khu vực thị trường châu Âu – châu Mỹ sẽ có một số tiêu chuẩn nhãn mác để được lưu hành tại thị trường này, như nhãn hiệu CE cho các sản phẩm ở thị trường EU, nhãn hiệu UKCA cho các sản phẩm ở thị trường Anh, giấy phép FDA cho các sản phẩm thực phẩm, thuốc tại thị trường Mỹ. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động hoàn thiện sản phẩm, bao bì, nhãn mác, chất lượng và quy trình sản xuất đầy đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; chủ động nghiên cứu đăng ký các giấy phép, nhãn hiệu cho sản phẩm của mình phù hợp với từng thị trường.
Ngoài ra, vấn đề tăng cường nhận diện thương hiệu trực tuyến qua website, các mạng xã hội với đầy đủ thông tin, chứng minh năng lực để mở rộng quảng bá thương hiệu của mình đến với đối tác nước ngoài và xây dựng niềm tin cũng cần được doanh nghiệp chú trọng hơn nữa.
Tin liên quan
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
23:44 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản trong chu kỳ mới
10:24 | 10/11/2024 Kinh tế
9 tháng, thương mại Việt Nam - Chi Lê đạt hơn 1 tỷ USD
10:11 | 10/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan