Tập trung hoàn thiện thể chế tài chính - ngân sách nhà nước
Chính sách tài chính góp phần khai thông và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính. Ảnh: ST |
Chính sách tài chính luôn đi trước một bước
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN 6 tháng cuối năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Bộ Tài chính không chỉ quản lý về tài chính - NSNN mà còn là Bộ ban hành chính sách. Việc ban hành chính sách của Bộ Tài chính là để giúp tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cư phát triển, thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tạo tích luỹ, NSNN từ đó phát triển bền vững, ổn định, giảm sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài, nợ công.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, có 5 trụ cột ngành Tài chính cần tập trung điều hành, trong đó, hoàn thiện thể chế là trụ cột đầu tiên được Bộ trưởng nhắc tới, cùng với đó là điều hành chính sách tài khoá hiệu quả, quản lý chặt chẽ nợ công; quản lý thị trường chứng khoán, bảo hiểm, công sản; dự trữ quốc gia; phòng chống buôn lậu, tiết kiệm, chống lãng phí.
Về thể chế, Bộ trưởng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, trong số các nghị định Chính phủ ban hành thì số nghị định do Bộ Tài chính chủ trì chiếm tỷ lệ lớn, trong đó có những nghị định được đánh giá là mở đường cho sự phát triển và giải phóng nguồn lực, như: Nghị định 60 về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về quỹ phát triển, liên doanh liên kết, tự chủ; Nghị định 67 thay thế Nghị định 167/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, quản lý tài sản công sẽ giải phóng nguồn lực rất lớn đã ách tắc thời gian qua...
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 16 Nghị định, đang hoàn thiện 6 dự thảo Nghị định và 9 đề án khác; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Quyết định; ban hành theo thẩm quyền 50 thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực tài chính - NSNN, miễn, giảm phí, lệ phí tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Nhìn chung, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được Bộ Tài chính thực hiện chủ động, cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, đảm bảo chất lượng. Đồng thời, đã kịp thời đề xuất ban hành các văn bản pháp luật, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính - NSNN.
Mới đây, trong bài viết về vai trò của ngành Tài chính đối với sự phát triển KT-XH, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, để đảm bảo chính sách tài chính luôn đi trước một bước, góp phần khai thông và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ công cuộc phát triển KT-XH của đất nước, ngành Tài chính kiên định thực hiện một số định hướng chính sách lớn, trong đó có công tác hoàn thiện thể chế tài chính - ngân sách nhà nước. Theo đó, Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế tài chính - NSNN, tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho phát triển KT-XH và thực hiện các mục tiêu tài chính - NSNN đã đề ra; tập trung nguồn lực xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia tạo ra đột phá lớn trong phát triển kinh tế là mục tiêu.
Hoàn thiện thể chế, nhiệm vụ hàng đầu trong Chương trình hành động
Trong thời gian tới, hoàn thiện thể chế tài chính – NSNN tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu tiếp tục được Bộ Tài chính tập trung thực hiện. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng của Bộ Tài chính cũng đã làm rõ nhiệm vụ này.
Theo Chương trình hành động của Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021-2026 đặt ra giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút và chủ động tiếp nhận các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đổi mới và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ, đồng bộ, minh bạch. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các thiết chế thi hành pháp luật tài chính, bảo đảm chấp hành pháp luật nghiêm minh.
Bộ Tài chính cũng xác định, tiếp tục hoàn thiện chính sách thu NSNN phù hợp với trình độ phát triển, mở cửa nền kinh tế; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, bảo đảm tính trung lập của thuế, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý. Đồng thời, hoàn thiện thể chế về quản lý ngân sách nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng bền vững; nghiên cứu sửa đổi Luật NSNN, đổi mới phân cấp ngân sách nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương; đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền đi đôi với yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm, công khai, minh bạch. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách quản lý tài chính ngân sách đặc thù phù hợp với một số địa phương có điều kiện, đặc biệt là các đô thị lớn.
Bên cạnh mục tiêu tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách về quản lý nợ công để thống nhất và đồng bộ công tác quản lý nợ công, Bộ Tài chính cũng xác định quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là pháp luật tài chính đất đai, tài nguyên, định giá, xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa là nhiệm vụ trọng tâm. Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách của Bộ Tài chính còn tập trung rà soát hệ thống văn bản, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Liên quan vấn đề này, mới đây, Bộ Tài chính đã có thông báo về việc triển khai các nhiệm vụ về cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025. Theo đó, Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ tiếp tục thực hiện rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý, đảm bảo đạt tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa được giao tại Nghị quyết số 68/NQ-CP. Cùng với đó, xây dựng, trình Bộ ban hành hoặc báo cáo Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa (sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ) các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua...
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK