Tập đoàn Dầu khí dẫn đầu Top 500 doanh nghiệp lớn nhất VN
Tập đoàn Nhà nước dẫn đầu
VNR500 năm 2012 ghi danh 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012, đồng thời cũng ghi nhận sự trưởng thành của 500 doanh nghiệp thuộc nhóm tư nhân- nhóm doanh nghiệp luôn chiếm tỷ lệ đông đảo về số lượng trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay.
Đối với bảng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, những tập đoàn Nhà nước dẫn đầu gồm có Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Xăng dầu, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông.
VNR500 năm 2012 cũng ghi nhận sự xuất hiện của Samsung Việt Nam. Với doanh thu của Công ty TNHH Samsung Việt Nam, lần đầu tiên kể từ năm 2007, Bắc Ninh lọt vào Top 5 tỉnh thành có tổng doanh thu từ doanh nghiệp VNR500 lớn nhất (chỉ với 4 DN thuộc bảng xếp hạng nhưng doanh thu của các doanh nghiệp Bắc Ninh đã chiếm tới 3,18% tổng doanh thu toàn bảng xếp hạng VNR500 năm 2012).
Đây cũng là năm đầu tiên Samsung Việt Nam ghi tên mình vào Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (với vị trí thứ 4).
500 doanh nghiệp tư nhân được dẫn đầu bởi Công ty CP tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, Ngân hàng TMCP Á Châu và Công ty CP FPT.
Đây là năm thứ sáu liên tiếp bảng xếp hạng VNR500 được chính thức công bố. Xét trong bối cảnh kinh tế và kinh doanh tại Việt Nam đầy thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam, những doanh nghiệp có mặt trong bảng xếp hạng thực sự là những đầu tàu góp phần quan trọng kéo các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung ra khỏi khủng hoảng trong năm 2013.
Theo thống kê từ số liệu của Bảng xếp hạng VNR500 từ năm 2007 đến nay, tốc độ tăng tổng doanh thu chung và doanh thu của từng loại hình doanh nghiệp có nhiều chuyển biến, phụ thuộc phần nhiều vào tình hình kinh tế và kinh doanh tại Việt Nam, nhưng xu hướng chung là đều tăng trưởng hơn so với năm trước.
Năng lực sử dụng và quản lý nợ chưa tốt
Điều này được thể hiện thông qua hệ số nợ/tổng tài sản của doanh nghiệp. Theo thống kê VNR500 năm 2012, hệ số nợ của nhóm DNNN đạt 0,7, trong khi nhóm DNTN đạt 0,8 và DN FDI đạt xấp xỉ 0,5. Con số trên cho thấy, đặc trưng chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn là sử dụng nguồn vốn vay làm nguồn vốn kinh doanh chính (tương tự kết quả khảo sát các doanh nghiệp VNR do Vietnam Report thực hiện đầu năm 2012 về nguồn vốn vay chính của doanh nghiệp trong năm 2011). Với thực trạng lãi suất vay ngân hàng cao, khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp sẽ có nguy cơ giảm sút là điều chắc chắn, đồng thời ảnh hưởng tới chi phí vốn vay, gián tiếp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
(Hệ số vay nợ của các doanh nghiệp VNR500 theo loại hình sở hữu)
Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI cao
Các số liệu từ bảng xếp hạng VNR500 năm 2012 cũng cho thấy, các doanh nghiệp VNR500 hoạt động khá hiệu quả mặc dù tình hình kinh tế không mấy khả quan. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu-ROE của các doanh nghiệp VNR500 trung bình đạt 20%, đồng nghĩa với việc cứ 10 đồng vốn bỏ ra, doanh nghiệp thu về được 2 đồng lãi. Trong số đó, đáng lưu ý là nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tỷ suất ROE cao hơn hẳn so với nhóm doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
Theo đó, ROE của khối FDI là 39,22%, nghĩa là với mỗi đồng vốn bỏ ra, doanh nghiệp FDI thu về 0,39 đồng lời, trong khi chỉ số này của nhóm DNNN và DNTN lần lượt là 16,28% và 15,53%. Chính nhờ khả năng kiểm soát tốt chi phí, lợi nhuận của khối DN FDI cũng cao hơn so với các khối DN khác.
Xét theo ngành nghề hoạt động, ngành viễn thông, hóa chất, cơ khí và nông lâm nghiệp là các ngành có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ cao nhất (đạt trên 25%). Kết quả khả quan này trái ngược hoàn toàn so với ngành điện, khi tỷ suất lợi nhuận của ngành đang đạt mức âm do chi phí phát sinh cao hơn doanh thu đạt được.
Huyền Trân
Tin liên quan
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Giá vàng tăng mạnh làm giảm nhu cầu vàng tại Việt Nam
15:57 | 31/10/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam
15:37 | 31/10/2024 Kinh tế
Bàn giải pháp bứt phá phát triển ngành Logistics
13:49 | 31/10/2024 Kinh tế
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Lực cản nào hạn chế thị phần hàng Việt tại Anh?
22:32 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK