Tạo xung lực mới cho hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc
Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Yoon Suk-yeol. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Yoon Suk-yeol và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 22 đến ngày 24/6.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Seoul đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng về ý nghĩa chuyến thăm và tiềm năng hợp tác song phương trong thời gian tới.
- Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol sẽ thăm Việt Nam từ ngày 22 đến 24/6, Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa của chuyến thăm lần này?
Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng: Tổng thống Yoon Suk-yeol đã chọn Việt Nam, nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á để tiến hành chuyến thăm và thời điểm chuyến thăm diễn ra chỉ 6 tháng sau khi hai nước vừa nâng cấp quan hệ cho thấy tính chất đặc biệt của mối quan hệ.
Đánh giá một cách tổng thể, quan hệ Việt-Hàn được xây dựng trên hai nền tảng chính là lòng tin và lợi ích đan xen. Chuyến đi này là sự thể hiện củng cố lòng tin và tăng cường lợi ích đan xen.
Về lòng tin, các chuyến thăm, trao đổi cấp cao luôn là các biện pháp tăng cường lòng tin trước hết là qua sự trao đổi ở tầm cá nhân lãnh đạo cấp cao.
Từ khi Tổng thống Yoon Suk-yeol lên cầm quyền hơn một năm trước, các cuộc điện đàm/gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước đã diễn ra và việc Tổng thống Hàn Quốc thăm Việt Nam là minh chứng sinh động cho sự coi trọng đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc và cá nhân ngài Tổng thống đối với quan hệ song phương. Điều này ghi thêm một dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa lãnh đạo cao cấp hai nước, từ đó mở ra sự trao đổi thăm viếng dày đặc giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân hai nước.
Về đan xen lợi ích, chắc chắn các kết quả cụ thể đạt được trong chuyến thăm lần này sẽ mở ra sự phát triển giữa hai nước trên tầm cao mới của quan hệ theo khuôn khổ mới là đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ giữa hai nước sẽ ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu vì lợi ích của hai nước, cũng như của người dân, địa phương và doanh nghiệp.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Yoon Suk-yeol diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt-Hàn phát triển đặc biệt tốt đẹp trên tất cả các mặt và do đó, chuyến thăm sẽ góp phần tạo xung lực mới cho hợp tác giữa hai nước trong năm 2023 trên tất cả các lĩnh vực trọng yếu, từ chính trị, ngoại giao đến an ninh, quốc phòng, kinh tế, giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao, du lịch, lao động, giao lưu nhân dân.
Trên cơ sở triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao mà hai nước đạt được trong chuyến thăm này, từ đó càng làm nổi bật tính chất đặc biệt của mối quan hệ song phương.
Về tính chất đặc biệt trong bối cảnh chuyến thăm, thời điểm chuyến thăm diễn ra có những điểm đáng chú ý như chuyến thăm của Tổng thống Yoon Suk-yeol diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện các mục tiêu mà Đại hội Đảng XIII đề ra, trong đó có mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Về đối ngoại, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; thúc đẩy quan hệ với các đối tác ngày càng đi vào chiều sâu, nhất là với các đối tác chiến lược, trong đó có Hàn Quốc.
Việc đón đoàn Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol thăm cấp Nhà nước cho thấy Việt Nam coi trọng cao độ ý nghĩa đặc biệt của hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc và tầm quan trọng của mối quan hệ này trong tổng thể chiến lược phát triển đất nước nói chung, và chính sách đối ngoại của Việt Nam nói riêng.
Về phía Hàn Quốc, chuyến thăm cũng diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đạt nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước thời gian qua nói chung và nhiều thành quả về phục hồi kinh tế-xã hội sau đại dịch COVID-19 nói riêng.
Về đối ngoại, Hàn Quốc đang thúc đẩy nhiều chính sách đáng chú ý, nổi bật là “Tầm nhìn quốc gia chủ chốt toàn cầu” (GPS); Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Sáng kiến đoàn kết ASEAN-Hàn Quốc."
Do đó, việc Việt Nam đón Tổng thống Hàn Quốc thăm cấp Nhà nước cũng là thông điệp Việt Nam ủng hộ và tin tưởng Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc sẽ thực hiện thành công các chính sách và mục tiêu phát triển trong tương lai, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng, ổn định của khu vực và thế giới.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc lần này diễn ra trong bối cảnh vận động địa chính trị, địa kinh tế rất phức tạp, khó lường gần đây. Vì thế, chuyến đi càng làm nổi bật tầm quan trọng của hợp tác Việt-Hàn trên các lĩnh vực gồm hợp tác giữa các nước vừa và nhỏ trong việc thượng tôn pháp luật quốc tế, giữ ổn định trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế - những cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các nước vừa và nhỏ cũng như để các nước này đóng góp vào việc củng cố hòa bình, ổn định và hợp tác quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn đang gia tăng, toàn cầu hóa bị thách thức bởi các vấn đề toàn cầu và chủ nghĩa bảo hộ; nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xây dựng và củng cố cơ chế an ninh khu vực cũng như hòa bình, thịnh vượng khu vực dựa trên sự chủ động và tích cực ngày càng cao của Việt Nam trong ASEAN, vai trò Việt Nam điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc trong 2 năm tới và chính sách ngày càng ưu tiên hợp tác với ASEAN của Hàn Quốc thông qua chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và sáng kiến đoàn kết ASEAN (KASI) mà chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol vừa thông qua...
- Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trên các hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa-xã hội. Xin Đại sứ cho biết những thành tựu lớn của quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc trong giai đoạn vừa qua và tiềm năng hợp tác song phương trong thời gian tới?
Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng: Trong 30 năm qua, quan hệ Việt-Hàn đã phát triển nhanh chóng và có hiệu quả, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực gồm chính trị-ngoại giao, an ninh-quốc phòng, kinh tế, văn hóa, trên các tầm quan hệ song phương và đa phương.
Trạng thái hợp tác giữa hai nước đã chuyển từ “song trùng lợi ích” (overlapping) sang một mức cao hơn, đó là “lợi ích đan xen” (interwining); cộng với việc các khuôn khổ, thể chế hợp tác song phương, đa phương liên tục được củng cố, lòng tin ngày càng sâu sắc, quan hệ nhân dân ngày càng sâu đậm, quan hệ Việt-Hàn ngày càng có cơ hội phát triển.
Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng. (Ảnh: TTXVN phát)
Những thành tựu đáng chú ý có thể kể đến như quan hệ chính trị, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước luôn được củng cố và tăng cường qua các thời kỳ; là nền tảng vững chắc để quan hệ song phương Việt Nam-Hàn Quốc trên các lĩnh vực khác phát triển sâu rộng và bền vững.
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, hai nước đã 2 lần nâng cấp quan hệ, từ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21 (năm 2001) đến đối tác hợp tác chiến lược (năm 2009) và Đối tác chiến lược toàn diện (năm 2022).
Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn, tiếp xúc, điện đàm giữa lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Hai nước đã thiết lập và vận hành ổn định các cơ chế đối thoại cũng như hợp tác trên hầu hết các lĩnh vực.
Hợp tác kinh tế là nhân tố then chốt và đóng góp hết sức to lớn cho quan hệ hai nước. Hợp tác kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh chóng, quy mô to lớn và hiệu quả. Hai nước đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế.
Nhân viên Samsung Việt Nam bên dây chuyền sản xuất. (Ảnh: Vietnam+)
Hiện Hàn Quốc duy trì vị trí số 1 về đầu tư trực tiếp (FDI) hợp tác thương mại; Hàn Quốc là nước bạn hàng lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ); thương mại của Hàn Quốc với Việt Nam đứng đầu trong thương mại với các nước ASEAN, chiếm từ 45-50% tổng thương mại của Hàn Quốc với toàn bộ khối ASEAN. Đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam đứng đầu ASEAN, chiếm khoảng 35% tổng đầu tư của Hàn Quốc trong toàn bộ khối và 45% doanh nghiệp Hàn Quốc tại ASEAN đang hoạt động tại Việt Nam.
Mối quan hệ, giao lưu giữa nhân dân hai nước ngày càng sôi động, là cơ sở để thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và địa phương.
Theo thống kê của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc, hiện cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc có hơn 230.000 người gồm lao động, người kết hôn di trú, thực tập sinh và nghiên cứu sinh, người thăm thân.
Cộng đồng người Hàn Quốc cũng có tới 200.000 người làm ăn và sinh sống ở Việt Nam. Hơn 60 tỉnh thành địa phương của Việt Nam đã ký 76 văn bản thỏa thuận hợp tác với các địa phương tương ứng của Hàn Quốc.
Có thể nói, trạng thái đan xen lợi ích giữa hai nước về mặt kinh tế đã trở nên ngày càng sâu sắc ở cả cấp độ nhà nước, doanh nghiệp, và con người.
Sự hợp tác thành công giữa hai nước đã đem lại một vị thế mới cho cả hai nước trên diễn đàn khu vực và thế giới. Quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã giúp củng cố vị thế của từng nước trong tổng thể quan hệ đối ngoại của mình cũng như trong nhóm các nước tầm trung đang chung tay duy trì sức sống của chủ nghĩa đa phương trong quan hệ quốc tế đương đại.
Công ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Tiềm năng hợp tác song phương còn rất lớn nếu hai bên khai thác tối đa khuôn khổ quan hệ chiến lược toàn diện và nhận thức đầy đủ về chất chiến lược và toàn diện của mối quan hệ song phương. Trước mắt, hai bên cần tiếp tục khai thác tính bổ sung cho nhau của hai nền kinh tế từ góc độ nhân lực/lao động, chuỗi giá trị/chuỗi cung ứng, chuyển giao công nghệ, cân bằng thương mại…
Tiếp đó, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mới như ứng phó biển đổi khí hậu, chuyển đổi số, phát triển xanh, năng lượng sạch, ổn định chuỗi cung ứng, hợp tác công nghiệp quốc phòng, và phối hợp trong khuôn khổ hiệp định/cơ chế thương mại RCEP, CPTPP, IPEF, APEC...
Ngoài ra, hai bên cần đẩy mạnh giao lưu nhân dân (du lịch, giáo dục-đào tạo, văn hóa-xã hội, văn học-nghệ thuật, kết nghĩa địa phương, từ thiện...).
Cuối cùng, hai bên mở rộng không gian hợp tác trên phạm vi khu vực và toàn cầu, tập trung vào các vấn đề hòa bình, hợp tác, ổn định khu vực; thượng tôn pháp luật, củng cố chủ nghĩa đa phương, giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống và các điểm nóng khu vực v.v.
- Tại Hàn Quốc hiện có hơn 250.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc. Đại sứ đánh giá thế nào về tiềm năng trao đổi nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Hàn Quốc?
Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng: Cộng đồng hơn 250.000 người Việt Nam ở Hàn Quốc và khoảng 200.000 người Hàn Quốc ở Việt Nam là cơ sở con người vô cùng quan trọng cho quan hệ song phương Việt-Hàn.
Nguồn tiềm năng này nếu được khai thác tốt sẽ góp phần củng cố quan hệ trên những lĩnh vực sau:
Tăng cường hiểu biết lẫn nhau: từng cá nhân đã trở thành “đại sứ nhân dân” hằng ngày quảng bá về những điểm tương đồng về văn hóa - nhất là ẩm thực, quan hệ xã hội - cho đến hoàn cảnh lịch sử, phát triển. Người Việt Nam ở Hàn Quốc dù là phụ nữ lấy chống Hàn Quốc, sinh viên, lao động, đều thành công nhất, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội sở tại, từ đó gây thiện cảm với người dân sở tại. Cộng đồng là những người trực tiếp tạo nền tảng chính trị-xã hội cho quan hệ hai nước và là tác nhân trực tiếp của mối quan hệ giao lưu nhân dân và địa phương hai bên.
Tạo các mắt xích kết nối cho quan hệ nhà nước, doanh nghiệp và địa phương. Cộng đồng người Việt đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong kết nối thương mại/đầu tư thông qua liên kết với các đối tác Hàn Quốc-Việt Nam hoặc thông qua hoạt động kinh doanh của mình ở Hàn Quốc hoặc Việt Nam.
Lực lượng trí thức sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc đã và đang đóng vai trò lớn hơn trong việc tiếp thu kiến thức, công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc, và theo đó đóng vai trò trong quá trình chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc. Lực lượng lao động đang góp phần giảm sức ép về thiếu nhân lực của Hàn Quốc, đồng thời cũng là lực lượng tiếp thu công nghệ, trình độ quản lý và tác phong công nghiệp để sau này về Việt Nam đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng như vào các dự án đầu tư-thương mại song phương. Giao lưu nhân dân do đó ngày càng trở thành ưu tiên trong quan hệ toàn diện và chiến lược Việt-Hàn.
- Trân trọng cảm ơn Đại sứ./.
Tin liên quan
Taxi bay: Bước đột phá trong lĩnh vực giao thông của Hàn Quốc
08:58 | 13/11/2024 Xe - Công nghệ
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
Chủ tịch nước bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC
08:58 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
00:10 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
09:00 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
20:18 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
18:48 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh
09:30 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Chile
08:16 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu hút thêm hơn 100 doanh nghiệp làm thủ tục
Hải quan Móng Cái “lập kỷ lục” thu ngân sách
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
Khởi tố vụ vận chuyển ma tuý giấu trong máy nén khí từ Pháp về Việt Nam
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan