Tạo sức hấp dẫn riêng để hút FDI
Sự ổn định về chính sách là điều tiên quyết để hấp dẫn vốn ngoại. Ảnh: ST |
Cơ hội
Theo đánh giá của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), đầu tư của thế giới năm 2020 có thể suy giảm tới 40%, trong khi ở Việt Nam, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn FDI đạt gần 20 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ. Đây là mức giảm thấp hơn nhiều so với thế giới và các nước trong khu vực. Trong đó, riêng vốn thực hiện đạt 11,3 tỷ USD, chỉ giảm 5,1% so với cùng kỳ. Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), đây là những tín hiệu tích cực, thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
“Các con số nêu trên thể hiện Chính phủ Việt Nam đã thực hiện tốt việc cải thiện môi trường đầu tư trong những năm qua, đồng thời đã và đang thực hiện có hiệu quả “mục tiêp kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế rất quan tâm đến Việt Nam nhưng do Covid-19 nên các bên đã tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến và các kênh khác để trao đổi, tìm hiểu thông tin về Việt Nam”, ông Hoàng nhấn mạnh. Đồng thời cho biết thời gian qua một số dự án lớn từ 500 triệu -1 tỷ USD đang được xây dựng và đàm phán trực tuyến. Thông tin về các dự án này cũng như tên tuổi của các tập đoàn chưa được tiết lộ để đảm bảo bí mật kinh doanh cho các tập đoàn, doanh nghiệp, tuy nhiên, đây là tín hiệu cho thấy, cơ hội để Việt Nam thu hút các dự án mới có giá trị lớn đã và đang hiện hữu.
Trước đó, một báo cáo của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cũng cho biết, Apple bắt đầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và tăng số lượng sản xuất tai nghe tại Việt Nam (với khoảng 4 triệu chiếc tai nghe được sản xuất trong quý 2/2020). Google và Microsoft cũng đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong khi đó Mỹ đã xác định Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chuỗi cung ứng. Panasonic sẽ chuyển nhà máy đến Hà Nội để thành trung tâm sản xuất máy giặt và máy lạnh lớn nhất tại Đông Nam Á.
Cùng với những cơ hội, USAID cũng chỉ ra việc Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trong khu vực để thu hút được nguồn vốn này. Đơn cử, Ấn Độ với thị trường rộng lớn với 1,3 tỷ dân, quy mô kinh tế lớn hơn, mặt bằng nguồn nhân lực có trình độ cao hơn, nhất là kỹ sư công nghiệp của Ấn Độ thuộc top đầu thế giới.
Indonesia, với quy mô thị trường, quy mô nền kinh tế lớn gấp 3 lần Việt Nam, người lao động cũng có nhiều điểm cạnh tranh, thông thạo tiếng Anh hơn cũng đã sớm có hành động như giảm thuế, cam kết quỹ đất cho các nhà đầu tư, cam kết giữa các nhà lãnh đạo cấp cao về cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh...
Cần tạo sức hấp dẫn riêng
Trong bối cảnh các ưu đãi về thuế và đất đai đã không còn nhiều dư địa, muốn giành lợi thế, rõ ràng Việt Nam cần phải tạo ra sức hấp dẫn riêng để thu hút FDI. Sức hấp dẫn đó, theo TS Nguyễn Đình Cung, trước hết là sự ổn định về chính sách, bởi các nhà đầu tư muốn chính sách, luật pháp của chúng ta ổn định, trong văn bản pháp luật phải cụ thể, khi thực thi phải dự đoán được, không có chi phí không chính thức.
Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, cơ hội là rất lớn nhưng để có thể đón được làn sóng đầu tư theo đúng định hướng, yêu cầu đặt ra cần có sự phối hợp, vào cuộc của nhiều bộ, ngành Trung ương cũng như các địa phương.
“Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sáng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như quỹ đất sạch, nguồn cung cấp điện, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghiệp hỗ trợ, cải thiện thủ tục hành chính… Đồng thời, hiện chúng ta đang xây dựng các gói ưu đãi đặc biệt áp dụng cho các dự án quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, có tính lan tỏa, tạo điều kiện cho DN Việt Nam tham gia chuỗi giá trị hoặc đạt tỷ lệ nội địa hóa cao. Bộ KH&ĐT đã dự thảo các gói ưu đãi đặc biệt này và đang xin ý kiến các bộ, ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”, ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết.
Được biết, hiện Bộ KH&ĐT cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đang rà soát các dự án chậm triển khai, hoạt động không hiệu quả,... để thu hồi, tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư mới; rà soát, xây dựng danh sách các địa phương, khu công nghiệp, khu kinh tế đã chuẩn bị về hạ tầng, nhân lực, năng lượng... có thể sẵn sàng tiếp nhận ngay các dự án trong dòng chuyển dịch, tái định vị sản xuất, đồng thời rà soát xem xét bổ sung quy hoạch khu công nghiệp để đón dòng vốn FDI mới.
Để thu hút các dự án công nghệ cao theo định hướng, nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là điểm hạn chế của Việt Nam. Để khắc phục điểm yếu này, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong giai đoạn ngắn hạn khó có thể đáp ứng được, nhưng trước mắt, trong một dự án đầu tư cụ thể với một quy mô tương ứng thì nhà đầu tư phải xác định cần bao nhiêu lao động và lao động đó làm gì thì chúng ta có thể cùng với họ thiết kế những chương trình hỗ trợ đào tạo cho từng dự án, từng nhà đầu tư theo phương thức thiết kế cả gói, như thế mới có thể giải quyết được yêu cầu của nhà đầu tư.
Còn theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, người từng có 10 năm làm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho rằng, cái mà nguồn nhân lực Việt Nam yếu là tính kỷ luật và làm việc theo khuôn mẫu. Nhưng ngược lại, nhân lực Việt Nam làm việc rất linh hoạt, trong bối cảnh Cách mạng 4.0 thì đây là một điểm mạnh tiềm năng của nhân lực Việt Nam.
Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM: Đối với từng nhà đầu tư khác nhau phải thiết kế những gói chính sách khác nhau để chọn được nhà đầu tư có chất lượng, đúng với định hướng thu hút đầu tư thế hệ mới mà chúng ta đề ra và phải hành động hết sức cụ thể, xác định đúng vấn đề xử lý khi các nhà đầu tư yêu cầu. Đồng thời, phải thu hút được DN trong nước và hỗ trợ họ tham gia chuỗi dịch chuyển. Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài: Samsung vừa có đánh giá cho biết, sau khi được đào tạo cơ bản, những công nhân kĩ thuật Việt Nam sau một thời gian 3-6 tháng đã bắt kịp tương đối sát với các công nhân từ Hàn Quốc. Trong khi đó, lương của công nhân Hàn Quốc cao gấp từ 2-3 lần. Bên cạnh đó, đã có 2 kỹ sư của Việt Nam tham gia vào chế tạo camera cho Samsung. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta định hướng đúng thì nguồn nhân lực Việt Nam sẽ khởi sắc và phát triển. |
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK