Tăng trưởng tín dụng quý 2 không quá nóng do đã cạn room?
Không để chậm tiêu thụ nông sản do thiếu vốn tín dụng ngân hàng | |
Cảnh báo rủi ro tiềm ẩn từ tín dụng đối với khách hàng lớn | |
Ngân hàng Nhà nước đưa ra 10 dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng |
Nhiều chuyên gia nhận định, tín dụng khởi sắc nhưng nỗi lo về nợ xấu cũng gia tăng. Ảnh: Internet |
Trước đó, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tín dụng tới ngày 16/4 tăng 3,34% so với đầu năm, cao hơn mức 2% tính tới cuối tháng 5/2020.
Diễn biến này cho thấy, bất chấp bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 3 và thứ 4 tại Việt Nam, dòng vốn tín dụng chảy ra nền kinh tế vẫn tăng trưởng ổn định. Một trong những nguyên nhân là nhờ các hoạt động kinh doanh đã trở lại ở mức bình thường.
Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại cũng duy trì lãi suất tín dụng thấp sau 3 lần NHNN cắt giảm lãi suất điều hành. NHNN cũng nhiều lần chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên tinh thần đồng hành, chia sẻ, cùng vượt qua khó khăn.
Đặc biệt, NHNN còn cho biết sẽ thực hiện điều chỉnh linh hoạt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đánh giá thực chất tình hình hoạt động, khả năng tài chính và năng lực của từng tổ chức tín dụng.
Báo cáo của Công ty Chứng khoán Agriseco cho thấy, tăng trưởng tín dụng toàn ngành Ngân hàng trong quý 1/2021 đạt 2,93% so với đầu năm. Nhóm ngân hàng tư nhân như MSB, MB, Techcombank dẫn đầu về tăng trưởng cho vay khách hàng trong quý 1, trong khi nhóm ngân hàng quốc doanh (ngoại trừ Vietcombank) có tăng trưởng tín dụng thấp hơn 2%.
Sang quý 2, tăng trưởng tín dụng vẫn khả quan ở các ngân hàng. Như tại Vietcombank, ngân hàng này cho biết đã đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng của 6 tháng trong 5 tháng đầu năm. Với tiến độ này, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 10,5% cho cả năm là hoàn toàn khả thi, thậm chí cao hơn, ở mức 14%.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bản Việt (BVSC) nhận định, tín dụng có dấu hiệu tăng nhanh hơn so với tăng trưởng huy động, khiến thanh khoản hệ thống nhiều khả năng không còn dư thừa nhiều như năm 2020. Tuy nhiên, dù tín dụng phục hồi, mức tăng sẽ không quá nóng, bởi NHNN vẫn áp hạn mức tín dụng đối với phần lớn ngân hàng ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Đầu năm nay, NHNN đã giao chỉ tiêu (room) tín dụng lần 1 cho các tổ chức tín dụng trong hệ thống. Nhóm ngân hàng quốc doanh được cấp hạn mức từ 6,5-7,5%, riêng Vietcombank được giao 10,5%. Hạn mức của một số ngân hàng thương mại từ 8,5-12%. Hiện NHNN vẫn chưa có thông tin điều chỉnh hạn mức tăng trưởng mới cho các ngân hàng.
Trong 3 năm gần đây, NHNN thường có 2 lần giao chỉ tiêu tín dụng trong năm cho các ngân hàng, đợt thứ nhất vào đầu năm, đợt 2 vào nửa cuối năm. Điều này cũng dẫn đến việc nhiều tổ chức tín dụng sử dụng cạn room trước khi NHNN xét duyệt nới chỉ tiêu.
Tuy nhiên, SSI Research cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, cầu tín dụng có thể bị ảnh hưởng và NHNN sẽ kiên định mục tiêu giữ lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.
Cũng về vấn đề này, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để tăng trưởng tín dụng hiệu quả cần đẩy mạnh kích cầu hơn nữa, bởi hiện nay nhu cầu vốn đã tăng, song vẫn còn nhiều doanh nghiệp ở những lĩnh vực du lịch, khách sạn, hàng không... tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, vị này cũng đưa ra lo ngại về vấn đề nợ xấu tiềm ẩn có thể tăng nhanh theo, kéo theo suy giảm lợi nhuận.
Tin liên quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK