Tăng giá điện và câu hỏi về tác động tới chỉ số giá tiêu dùng
Sau điều chỉnh, giá bán lẻ điện cho kinh doanh cao nhất là 4.724 đồng/kWh | |
Giá điện bán lẻ tăng 3% | |
Việc điều chỉnh giá điện cần được tính toán, cân nhắc tác động đến lạm phát |
Giá điện tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng vẫn đang trong tầm kiểm soát. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2023 của cả nước giảm 0,34% so với tháng trước, tăng 2,81% so với cùng kỳ năm 2022. Bình quân 4 tháng đầu năm 2023, CPI cả nước tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân được đưa ra chủ yếu là do chỉ số giá nhóm giáo dục, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch, giá các mặt hàng thực phẩm, giá điện sinh hoạt, giá gạo trong nước tăng.
Từ ngày 4/5/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông báo điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng ở mức 3% so với giá điện bán lẻ hiện hành. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Theo lý giải của EVN, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 từ Bộ Công Thương cho thấy, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đ/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 36.294 tỷ đồng.
Tuy vậy, điện được dùng trong hầu hết hoạt động và tiêu dùng của nền kinh tế, vì vậy tăng giá điện được nhận định sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giảm chi tiêu dùng của hộ gia đình. Vì thế, mức điều chỉnh 3% này khiến dư luận đặt ra câu hỏi về tác động đến chỉ số giá tiêu dùng trong các tháng còn lại của năm, nhất là khi thị trường nước ta thường xảy ra hiện tượng “té nước theo mưa”, đẩy các chi phí liên quan tăng theo. Hơn nữa, hiện cả nước đang là cao điểm nắng nóng, nên sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân và doanh nghiệp.
Theo tính toán, nếu hộ tiêu dùng 50 kWh/tháng phải chi thêm 2.550 đồng, nếu hộ tiêu dùng 400 kWh/tháng phải chi thêm 35.600 đồng/tháng.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho rằng, mức điều chỉnh này lá khá thấp so với chi phí sản xuất điện. Giá điện tăng 3% thì tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp vòng 1 là 1,099%, tác động lan tỏa vòng 2 là 0,18%. Nếu xem xét tác động đến giá thành sản phẩm của những ngành sử dụng nhiều điện thì ngành thép sẽ tăng 0,18%, xi măng tăng 0,45%, dệt may tăng 0,4%...
Tuy nhiên, ông Thỏa cho rằng, đây là con số về lý thuyết, mức tăng thực tế còn tùy thuộc vào sự chấp nhận của thị trường, cung cầu và hiệu quả của các giải pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát và các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
Cũng về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ở mức khoảng 4,5% vẫn đang thực hiện được, trong tầm kiểm soát theo đúng lộ trình nên ảnh hưởng từ tăng giá điện là không đáng lo, dù một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện sẽ bị ảnh hưởng.
“Vào tháng 7 tới, cùng với việc thực hiện tăng lương cơ sở thì việc tăng giá điện có thể có tác động, nhưng chỉ số lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát, nhất là khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường hiện nay không lớn”, TS. Độ nhấn mạnh.
Mặc dù không có nhiều lo ngại, nhưng dự báo có thể một số lĩnh vực, dịch vụ “ăn theo” tăng giá điện nên ông Nguyễn Tiến Thỏa khuyến nghị cơ quan quản lý cần có chính sách bình ổn giá, nghiêm túc với việc công khai, minh bạch giá để tránh việc giá điện tăng bao nhiêu thì doanh nghiệp tăng bấy nhiêu.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, giá điện tăng sẽ buộc các tổ chức kinh tế và hộ gia đình phải điều chỉnh, cơ cấu lại chi phí, thực hành tiết kiệm điện. Đồng thời, đây cũng là cơ hội thúc đẩy quá trình đầu tư chuyển đổi năng lượng xanh, nhất là khi đây là lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn từ nước ngoài.
Trong văn bản trả lời cử tri mới đây về các giải pháp bình ổn giá, Bộ Tài chính nhấn mạnh, nước ta đang thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo quy định của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Do vậy, theo Bộ Tài chính, Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả qua các biện pháp kinh tế vĩ mô và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi giá các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có biến động bất thường hoặc khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
Tin liên quan
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK