Tăng giá điện chưa có sự đồng thuận
Theo tính toán của Hội Thẩm định giá, việc điều chỉnh giá điện làm chỉ số giá tiêu dùng CPI (tính cả hai vòng) sẽ tăng 0,369%. Giá điện làm tăng giá thành sản xuất phôi thép 0,45%, thép tăng 0,75%, xi măng tăng 2,25%. Hộ sử dụng điện dưới 100 số điện mỗi tháng sẽ phải trả thêm 6.000 đồng. Hộ dùng 100 - 300 số điện sẽ phải trả thêm 18.900 đồng/tháng. Hộ dùng trên 300 số điện trả thêm 59.064 đồng/tháng. Ông có đánh giá như thế nào về những con số này?
Việc giá điện tăng 7,5% cùng với việc giá xăng dầu tăng từ ngày 11-3 sẽ có tác động đến các chỉ số của nền kinh tế, bởi đây là 2 nguyên nhiên liệu đầu vào thiết yếu của hầu hết các ngành sản xuất. Mức tác động như thế nào là do tính toán của cơ quan chức năng, song mức độ tác động đối với từng ngành, đối tượng là khác nhau như khách sạn nhà hàng khác so với sắt thép, xi măng..., đồng thời còn phụ thuộc vào thực tế.
Tuy nhiên, sự tác động về mặt tâm lý, “té nước theo mưa” và hình thành mặt bằng giá mới mới là điều quan trọng.
Cơ sở nào để có thể hình thành mặt bằng giá mới, thưa ông?
Do xăng dầu, điện là những yếu tố đầu vào thiết yếu nên khi 2 mặt hàng này tăng giá chắc chắn sẽ tác động đến giá cả các mặt hàng theo chiều hướng tăng để bù đắp chi phí. Cơ quan quản lý cần có biện pháp, chế tài để kiểm soát giá cả, hàng hóa, tránh tình trạng “té nước theo mưa”. Ví dụ, điện cho hộ kinh doanh cho thuê trọ, điện sản xuất thép tăng có vin vào cớ đó để tăng giá hay không? Chế tài quản lý có thể là biện pháp hành chính như tước giấy phép hoặc biện pháp kinh tế như xử phạt.
Việc tăng giá xăng là phụ thuộc vào giá thế giới. Giá điện viện cớ vào việc tăng giá nguyên liệu đầu vào của điện như xăng - dầu, than, khí, rồi việc chi trả việc chênh lệch lãi suất trong thời gian qua. Tuy nhiên, những chi phí khác như hao tổn điện năng, năng suất lao động thấp mà nhân lực nhiều,… đã và đang được tính toán vào giá điện. Điều này có thỏa đáng không, thưa ông?
Tính toán giá thành điện phức tạp vì hạch toán từ trên xuống dưới. Theo báo cáo kiểm toán và thanh tra, thì lý do ban đầu ngành điện làm ăn không hiệu quả, hay đầu tư ngoài ngành, năng suất kém, tổn thất lớn. Những yếu tố này đưa vào giá thành, lỗ do chủ quan, quản trị kém, cuối cùng để người tiêu dùng chịu thiệt. Vì vậy, để người tiêu dùng chấp thuận cần có cuộc “đại phẫu thuật”, phải có các cơ quan tư vấn độc lập đủ chuyên môn mới giải quyết được. Còn như hiện nay, EVN báo cáo, Cục Điều tiết điện lực xem xét nhưng cơ quan chức năng (Bộ Công Thương) phần lớn đứng về nhà sản xuất và đơn vị độc quyền, ít khi về người tiêu dùng. Họ có những phát ngôn ít được đồng tình ví dụ “giá điện tăng mọi người hưởng lợi” hoặc “không tăng giá thì EVN phá sản”. Do đó, các cơ quan chức năng cần công tâm, cần phải có cuộc kiểm tra tổng thể, cần có nguồn lực đầy đủ để xem xét chính xác sự việc.
Tất cả hoạt động của EVN hiện nay chưa thực sự có hiệu quả mà lại đổ lên người tiêu dùng, đây là điều bất cập, khiến cho người tiêu dùng chưa đồng thuận. Theo quan điểm của tôi, để tạo sự động thuận với người tiêu dùng, đề nghị mỗi lần tăng giá điện phải có sự minh bạch rõ ràng hơn trong việc tính toán giá điện.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
15:10 | 13/11/2024 Kinh tế
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
15:09 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
14:47 | 13/11/2024 Kinh tế
Tránh kéo dài tiến độ khi triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
14:44 | 13/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
10:11 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường Halal
08:30 | 13/11/2024 Kinh tế
Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh
08:05 | 13/11/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan