Tăng cường hệ thống y tế để ứng phó với biến chủng Omicron
Các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Ảnh Bộ Y tế |
Ngày 25/11/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo ghi nhận biến chủng mới đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2, được gọi là Omicron (B.1.1.529) được phát hiện tại một số quốc gia phía nam châu Phi như Nam Phi, Botswana...
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền nhiễm TPHCM, Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, người dân không nên quá lo lắng với biến chủng Omicron. Hiện ca nhiễm biến chủng Omicron không có các triệu chứng “mất khứu giác”, không có các triệu chứng “hoang dại” từ động vật. Các triệu chứng của biến chủng này là mệt mỏi, đau mình giống với các triệu chứng cảm cúm thông thường. “Hiện tại chúng ta vẫn có thể hy vọng biến chủng này “hiền” hơn biến chủng Delta nhưng cần phải theo dõi lâu dài để đưa ra kết luận chính xác. Biện pháp phòng chống dịch hiệu quả nhất hiện nay vẫn là vắc xin + 5K”, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết.
Theo các nhà khoa học, biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu ở Botswana ngày 24/11/2021 và có tới 32 đột biến ở protein gai, là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2 và được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác (biến chủng Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta). Hiện biến chủng Omicron đã được phát hiện tại nhiều quốc gia như: Hà Lan, Đan Mạch Úc, Israel, Ý, Pháp, Canada, Hồng Kông (Trung Quốc)… Nhiều quốc gia đã đóng cửa biên giới với một số nước có ca nhiễm biến chủng Omicron để làm giảm tốc độ lây lan. |
BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết, biến chủng Omicron có sự thay đổi nhiều về đoạn gen trên protein S, do đó WHO xếp biến chủng này vào dạng biến chủng đáng lo ngại. Hiện chưa có kết luận về mức độ nặng do biến thể mới Omicron gây ra với con người. Các nhà khoa học còn đang nghiên cứu, theo dõi về tốc độ lây lan, mức độ nhiễm hay tỷ lệ tử vong đối với biến chủng này.
Trước thông tin về biến chủng mới, nhiều người lo ngại rằng vắc xin và các thuốc điều trị Covid-19 mà Việt Nam đang sử dụng liệu còn tác dụng. Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá. Việt Nam cần làm xét nghiệm sinh học phân tử để giải trình tự gen, lấy mẫu làm các xét nghiệm.
Biến chủng Omicron có nguy cơ xuất hiện trong bối cảnh hiện nay số ca F0 tăng nhanh ở nhiều địa phương. Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho rằng, với các biến chủng mới, thời gian ủ bệnh ngắn làm cho chu kỳ lây nhiễm tăng nhanh nên số người có nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng cao trong thời gian ngắn nếu không có biện pháp khoanh vùng dập dịch kịp thời.
Theo ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, căn cứ vào các thông tin được WHO công bố, hiện chưa rõ mức độ lây nhiễm, độ độc tính của biến chủng Omicron song nguy cơ dịch dễ lây lan hơn do đặc tính mang nhiều đột biến nguy hiểm. Khả năng lây nhiễm cao của biến chủng này có thể dẫn tới quá tải bệnh viện, nhiều người mắc chuyển nặng hoặc nghiêm trọng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch Covid-19 trên địa bàn cụ thể. Được biết, tại TPHCM đã chuẩn bị các phương án, kịch bản đối phó với biến chủng mới. Trong đó, triển khai xây dựng bệnh viện dã chiến, trạm y tế lưu động, củng cố hệ thống trạm y tế phường, xã, tăng cường tiêm vắc xin… TPHCM cũng sẽ tăng cường phối hợp giữa y tế công và y tế tư, đông y và tây y, quân y và dân y.
Tại buổi làm việc với Bộ Y tế ngày 30/11, ông Kidong Park, đại diện của WHO tại Việt Nam nêu 4 yếu tố trong việc kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron, bao gồm: tăng cường giám sát và xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh có biến chủng mới Omicron; đẩy mạnh công tác tiêm chủng để bao phủ vắc xin phòng Covid-19; tăng cường hệ thống y tế, trong đó chú trọng y tế cơ sở nhằm nâng cao năng lực ứng phó trong điều trị khi tình huống ca bệnh tăng cao, trong đó có ca bệnh mang biến chủng Omicron; đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch, công bố thông tin rộng rãi về kết quả giải trình tự gene các bệnh Covid-19 để các nhà khoa học có thêm thông tin nghiên cứu về biến chủng mới…
Tối ngày 29/11, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc kiểm soát biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2. Để chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với WHO để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về biến chủng này, trên cơ sở đó đề xuất các phương án, biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả với diễn biến tình hình dịch. Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh vào Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến thể này vào nước ta. |
Tin liên quan
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quy định bổ sung vi chất gây lãng phí và kém hiệu quả cho doanh nghiệp thực phẩm
10:09 | 23/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Để cặp vợ chồng tự quyết định số con
08:04 | 14/07/2024 Người quan sát
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK