Tận dụng tối đa lợi ích từ việc thực thi nghiêm túc các cam kết về ưu đãi thuế xuất nhập khẩu
Các diễn giả tham dự Tọa đàm trực tuyến “Tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế xuất nhập khẩu trong các FTA để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. |
Ngày 30/12/2022, Chính phủ đã ký ban hành 17 Nghị định quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định Thương mại, Hiệp định Đối tác kinh tế.
Việc ban hành các Nghị định này nhằm thực hiện thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam triển khai Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 và thực hiện cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo (2022-2027). Các Nghị định này có hiệu lực từ ngày 30/12/2022 và thay thế các Nghị định cho giai đoạn 2018-2022.
Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ về nội dung 17 Nghị định ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do, Hiệp định Đối tác kinh tế trong giai đoạn mới và khuyến nghị doanh nghiệp làm thế nào để thực hiện hiệu quả các cam kết thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam tại các Nghị định, Tạp chí Hải quan tổ chức Tọa đàm “Tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế xuất nhập khẩu trong các FTA để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.
Bà Vũ Thị Ánh Hồng, Tổng biên tập Tạp chí Hải quan phát biểu khai mạc Tọa đàm. |
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, bà Vũ Thị Ánh Hồng, Tổng biên tập Tạp chí Hải quan cho biết, hiện Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Hiệp định thương mại tự do với 60 nền kinh tế.
Việt Nam cũng đang thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong khung khổ 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và 2 Hiệp định thương mại song phương (PTA). Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Tại buổi Tọa đàm, các diễn giả sẽ cùng nhau trao đổi về những kết quả, thuận lợi trong thực thi các Hiệp định Thương mại tự do, Hiệp định Đối tác kinh tế giai đoạn 2018-2022; từ đó nêu ra định hướng, giải pháp thực hiện các cam kết thuế giai đoạn mới 2022-2027.
“Vấn đề là làm sao tận dụng tối đa lợi ích từ việc Việt Nam thực thi nghiêm túc các cam kết về ưu đãi thuế xuất khẩu, ưu đãi đặc biệt thuế nhập khẩu được quy định tại 17 Nghị định mới được Chính phủ ban hành để thực thi các Hiệp định Thương mại tự do, Hiệp định Đối tác kinh tế”, bà Vũ Thị Ánh Hồng nhấn mạnh.
Tọa đàm “Tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế xuất nhập khẩu trong các FTA để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” cũng là một trong những hoạt động nằm trong kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu 17 Nghị định ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định Thương mại, Hiệp định Đối tác kinh tế, qua đó giúp các DN hiểu rõ và thực hiện hiệu quả các cam kết thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam tại các Hiệp định này.
Tại Tọa đàm, các khách mời gồm ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính); ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan); bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) đã cùng nhau đánh giá về tình hình triển khai và các tác động khi triển khai các biểu thuế ưu đãi giai đoạn 2018-2022; việc ban hành 17 nghị định biểu thuế XNK ưu đãi giai đoạn mới cũng như những tác động của các nghị định này tới tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của doanh nghiệp....
Đồng thời, các diễn giả cũng đã tập trung làm rõ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi các biểu thuế ưu đãi giai đoạn trước, từ đó đưa ra các giải pháp, những việc cần làm để giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa lợi thế từ thực hiện các cam kết thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn mới, qua đó thúc đẩy xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế nói chung.
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
14:58 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK