Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng đạt kết quả rõ nét
Quá trình TCC nền kinh tế được thực hiện trong ba năm vừa qua cho đến giờ phút này đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, đối với TCC đầu tư công, vốn đầu tư công, nhất là đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ được bố trí tập trung và có hiệu quả hơn, khắc phục một bước tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, thất thoát, lãng phí... Việc khuyến khích đầu tư theo các hình thức đối tác công tư (PPP) đối với những dự án lớn, quan trọng, có hiệu quả cao, có tác động lan tỏa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, liên vùng được coi là giải pháp quan trọng để thu hút, bổ sung thêm nguồn lực của khu vực DN cho kết cấu hạ tầng và dịch vụ công.
Ngược lại với điểm rõ nét của TCC đầu tư công là sự “chậm chạp” của TCC tập đoàn, tổng công ty, DNNN chưa đạt mục tiêu đề ra. DNNN trong thời gian qua có đóng góp trong sự phát triển chung của đất nước, nhất là trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội cũng như an ninh quốc phòng… Tuy nhiên những kết quả đạt được chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng kể cả các nguồn lực mà DNNN đang nắm giữ. Vì thế Nhà nước mới có chủ trương đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế, trong đó có các DNNN. Trong quá trình này, chúng ta đã cổ phần hóa nhiều DNNN và đạt được những kết quả ban đầu. Việc đẩy mạnh cổ phần hóa đã góp phần thay đổi mô hình quản trị DN nên hiệu quả hoạt động của DNNN có sự cải thiện. Chúng ta đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tiếp tục đưa ra thông điệp rõ nét là cổ phần hóa rồi thoái vốn, bán các cổ phần tại các lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ.
Có ý kiến lo ngại nếu chúng ta không kiểm soát tốt quá trình thoái vốn sẽ để vốn Nhà nước “lọt” ra khu vực DN nước ngoài. Ông có quan ngại vấn đề này?
Quá trình cổ phần hóa DNNN đang được đẩy nhanh nhưng nếu chúng ta không có chính sách đi kèm, nhiều phần vốn của Nhà nước sẽ bị tư nhân hóa mà quan trọng là tư nhân ở đây lại là những DN có vốn đầu tư nước ngoài. Chúng ta muốn CPH, thoái vốn, chúng ta phải có phương pháp quản trị nguồn vốn đó. Cần hết sức cẩn thận bởi nếu không có cơ chế, nhiều phân khúc sản phẩm, tiêu dùng quan trọng sẽ nằm trong tay DN nước ngoài, lúc đó các vấn đề về kiểm soát giá như lũng đoạn cấu kết thị trường sẽ nảy sinh.
Vậy đối với quá trình TCC hệ thống tổ chức tín dụng, ông đánh giá như thế nào về những việc làm được và chưa làm được của quá trình này?
Trong các trụ cột của nền kinh tế cần được TCC, tôi đánh giá cao nhất là TCC hệ thống tổ chức tín dụng với những kết quả rõ nét đã đạt được. Chúng ta đã hợp nhất, sáp nhập, kéo giảm được khoảng 10 ngân hàng thương mại nhưng trên cơ sở vẫn giữ được an toàn hệ thống tín dụng, đảm bảo hệ thống tiền tệ một cách an toàn. Các tổ chức tín dụng từng bước áp dụng chuẩn mực quản trị theo thông lệ quốc tế, hiệu quả hoạt động được nâng lên, chất lượng tín dụng được cải thiện. Các công ty tài chính, chứng khoán, bảo hiểm từng bước được cơ cấu lại, công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, thông tin ngày càng công khai, minh bạch, hiệu quả hoạt động được cải thiện, quy mô thị trường vốn ngày càng tăng,
Cách đây 4 năm, nợ xấu là một trong những vấn đề nổi cộm của TCC hệ thống tổ chức tín dụng. Ông nhận định như thế nào về kết quả hiện nay của quá trình xử lý nợ xấu?
Khi chúng ta lo lắng nhất về nợ xấu là khoảng năm 2011 với nhiều dự báo, thông số khác nhau về nợ xấu, có khi là 12%, có khi là 17% tổng dư nợ nhưng quá trình xử lý nợ xấu trong ròng rã bốn năm qua cho thấy nợ xấu hiện đã được kiểm soát ở mức dưới 3%. Đặt trong điều kiện, hoàn cảnh, sức khỏe, khả năng cụ thể của hệ thống ngân hàng, phương án vừa qua là thành công.
Cách xử lý nợ xấu thông qua Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VMAC) như vừa qua là khá tốt và có thể khẳng định không còn phương án nào khác. Mặc dù còn có ý kiến khác nhưng đó cũng là ý kiến về một sự mong mỏi nhiều hơn đối với hiệu quả của VAMC. Đặt trong bối cảnh cụ thể, với một thị trường bất động sản đang bị đóng băng vào những năm 2012-2013, phương án VAMC là phương án tối ưu nên chúng ta đã “tóm” được nợ xấu sang một bên, tạo được lưu thông tín dụng. Dư nợ tín dụng năm nay khả năng tăng trên 17%, khi đó vốn cho nền kinh tế sẽ tăng trưởng giúp đạt được kế hoạch của kinh tế-xã hội cả năm. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng ổn định cũng giúp mặt bằng lãi suất không biến động. Điều này hỗ trợ sản xuất kinh doanh, giúp các DN tăng vốn đầu tư vào công nghệ để quyết định năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian tới.
Đề án TCC ngành Nông nghiệp dù đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hơn hai năm qua nhưng nhiều ý kiến cho rằng công tác thực hiện còn chậm. Là người luôn trăn trở với phát triển nông nghiệp, ông còn băn khoăn gì với đề án này?
Trong những hiệu quả từ việc TCC nền kinh tế, điều mà tôi mong muốn nhiều hơn cả là TCC lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực rất nhạy cảm vì có tới 67% người dân số sống ở nông thôn, 45% lao động trong nông nghiệp tức là khoảng 25 triệu người Việt Nam nhưng lĩnh vực này đang tiếp tục gặp nhiều khó khăn và tăng trưởng thấp so với các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
Khi nền kinh tế hội nhập sâu với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), lĩnh vực này sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức và bị tổn thương nhiều nhất, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi, bởi sản xuất của chúng ta manh mún, nhỏ lẻ và người nông dân hiểu về hội nhập không đầy đủ. Trước đây người nông dân lo đối đầu với thiên nhiên đã vất vả, giờ phải đối đầu cả với các tập đoàn lớn của thế giới, do đó cần một sự hỗ trợ không chỉ riêng về mặt chính sách mà phải hỗ trợ bằng nguồn lực, nguồn tài chính cụ thể để ngành Nông nghiệp có thể nâng cao thể trạng, năng lực cạnh tranh khi kinh tế hội nhập sâu rộng.
Chúng ta giải quyết được lĩnh vực nông nghiệp là giải quyết được phần lớn vấn đề của nền kinh tế. Nâng cao được đời sống của người dân sẽ giảm bớt được khoảng cách giàu nghèo và nền kinh tế mới phát triển bền vững và đúng nghĩa.
Xin cảm ơn ông !
Tin liên quan
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK