Facebook Twitter youtube Tiktok

Tác động và thời cơ của thuế tối thiểu toàn cầu

(HQ Online) - Nếu triển khai thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp tại Việt Nam chịu ảnh hưởng. Do vậy, sẽ cần một kế hoạch triển khai cụ thể, thích hợp để đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam cũng như thu hút đầu tư nước ngoài.
Cần chủ động áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu
Giải pháp để áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam
Làm gì để giảm thiểu tác động của biện pháp phòng vệ thương mại?
Việt Nam hiện có 1.015 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có doanh thu trên 750 triệu Euro. 	Ảnh: ST
Việt Nam hiện có 1.015 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có doanh thu trên 750 triệu Euro. Ảnh: ST

Tác động tới thuế và thu hút đầu tư nước ngoài

Thuế suất tối thiểu toàn cầu nằm trong Chương trình hành động chống xói mòn thu ngân sách, trốn tránh thuế toàn cầu (BEPS) có sự tham gia của 141 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Theo đó, các công ty lớn có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu EUR (19.500 tỷ đồng) trong ít nhất hai năm của giai đoạn 4 năm liền kề trước năm soát xét sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15%. Nếu đang chịu mức thuế thấp hơn 15% ở quốc gia mà họ đầu tư, các doanh nghiệp này sẽ phải nộp phần ‘thiếu hụt’ còn lại so với mức thuế 15% cho quốc gia nơi họ có trụ sở chính.

Năm 2017, Việt Nam bắt đầu tham gia chương trình hành động chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS). Theo đó, BEPS là hiệp định đa phương nhằm giúp các quốc gia thu hẹp lỗ hổng quản lý thuế quốc tế, ngăn chặn tình trạng lợi nhuận của các công ty đa quốc gia được chuyển đến những vùng lãnh thổ có thuế suất thấp, miễn thuế trong khi thực tế những nơi này có ít hoặc không có các hoạt động kinh tế thực chất. Việc triển khai thực hiện nhanh chóng chương trình hành động BEPS của các nước sẽ đảm bảo môi trường quốc tế bền vững hơn vì lợi ích của tất cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

BEPS gồm 15 chương trình hành động lớn nhưng Việt Nam chỉ tham gia ở một số cam kết tối thiểu, phù hợp với các nước đang phát triển như: minh bạch hoá xử lý tranh chấp thuế; trao đổi, chia sẻ thông tin và trong thời gian tới có thể mở rộng đối với thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu, không chỉ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một trụ cột khác của BEPS được các quốc gia quan tâm là "Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu" dự kiến cuối năm 2023 này được thực thi. Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu một thoả thuận đa phương với sự tham gia của hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới với mức thuế tối thiểu thống nhất là 15% đối với các tập đoàn đa quốc gia có tổng doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên. Quy tắc ước tính sẽ tạo ra khoảng trên 150 tỷ USD thuế thu nhập doanh nghiệp toàn cầu hàng năm.

GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE):

Nước ta đang được các tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia, nhà đầu tư đánh giá có lợi thế to lớn đối với FDI, Những năm gần đây, nước ta đã trở thành “cứ điểm” sản xuất một số mặt hàng công nghệ cao của thế giới.

Nếu áp dụng cơ chế thuế suất tối thiểu toàn cầu đáp ứng đòi hỏi chính đáng của các tập đoàn kinh tế lớn đang sản xuất và kinh doanh cũng như các nhà đầu tư tiềm năng thì sẽ làm cho lợi thế vốn có như ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng cao, chuyển sang kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh và bền vững, kinh tế số, doanh nghiệp số, chính phủ số được nâng cao, môi trường kinh doanh và đầu tư hấp dẫn hơn, khu vực kinh tế FDI đóng góp lớn hơn vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển giai đoạn 2021- 2030.

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV:

Đối với kinh tế và đầu tư toàn cầu, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ làm giảm sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư tại các quốc gia đang phát triển vốn chủ yếu dựa vào ưu đãi thuế để thu hút FDI.

Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thống thuế, cụ thể là hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp tiêu chuẩn của mỗi quốc gia. Quốc gia có hiệu quả thu thuế thấp (có mức thuế suất thấp và nhiều chính sách ưu đãi khiến nguồn thu thuế thấp) sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Ngược lại, các quốc gia có thuế suất trung bình hoặc trên mức trung bình với một nguồn thu thuế lớn (mức ưu đãi thuế ít) sẽ ít bị ảnh hưởng việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Bên cạnh đó, các quốc gia phát triển có thể là bên hưởng lợi nhiều hơn từ thuế tối thiểu toàn cầu. Ngoài ra có thể khiến dòng vốn FDI có những xáo trộn trong ngắn hạn.

Đối với trong nước, khi có hiệu lực, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động cả tích cực và tiêu cực. Ở góc độ tích cực, việc tham gia triển khai thuế tối thiểu toàn cầu góp phần tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế nói riêng; góp phần tăng nguồn thu từ thuế, hạn chế các hiện tượng trốn, tránh thuế, chuyển giá... của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Hướng ngược lại, sức cạnh tranh trong thu hút FDI của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn khi chính sách ưu đãi thuế thay đổi. Việc áp dụng các quy tắc Chống xói mòn cơ sở toàn cầu (Globe) có thể làm phát sinh các chi phí cải cách hệ thống quản lý thuế.

Thùy Linh (ghi)

Về tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam, theo khẳng định của giới chuyên gia, là rất rõ ràng và cấp bách, thể hiện rõ nhất trong 2 lĩnh vực: thuế và thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện đang có hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, các đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực Đông Á. Cụ thể, trong nhiều năm qua, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore luôn dẫn đầu danh sách các nguồn FDI vào Việt Nam. Tổng vốn đầu tư đăng ký của ba nước này chiếm tới gần một nửa tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.

GS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Singapore nhấn mạnh, Quy tắc Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực vào cuối năm 2023 là một thời cơ vô giá cho Việt Nam nâng cấp chiến lược và mô hình thu hút FDI. Nó không chỉ giúp Việt Nam có tư duy và tầm nhìn mới mà còn có nguồn lực dồi dào, khả năng gắn kết sâu sắc hơn với các nhà đầu tư chiến lược trong giai đoạn mới này.

Cơ hội tăng thu ngân sách và hạn chế trốn tránh thuế

Theo ông Phan Đức Hiếu, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, tác động chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đến nước ta là có. Hiện nay, ưu đãi thuế của Việt Nam cho đầu tư phổ biến là: ưu đãi thời gian miễn, giảm thuế đối với đầu tư mới, đầu tư mở rộng; miễn 4 năm, giảm 9 năm; miễn 2 năm, giảm 4 năm. Một số tính toán cho thấy, trong khi thuế suất phổ thông là 20% thì thuế thực tế với các doanh nghiệp FDI trong kỳ ưu đãi trung bình là 12,3%. Trong đó, một số tập đoàn lớn chỉ ở mức vài %. “Khi thuế suất tối thiểu toàn cầu được áp dụng thì có thể một số tập đoàn lớn sẽ phải nộp thêm một phần thuế bổ sung ở nước khác nơi họ có trụ sở chính. Như vậy, lợi ích trước đây là phần ưu đãi thuế họ được hưởng thì nay sẽ không còn nữa hoặc giảm đáng kể. Hiệu lực chính sách ưu đãi đầu tư sẽ bị giảm trong nhiều trường hợp”, ông Phan Đức Hiếu phân tích.

Ở một góc độ khác, ông Phan Đức Hiếu cũng cho rằng, chính sách thuế này khi được áp dụng sẽ tác động trước hết đến doanh nghiệp FDI đầu tư lớn; tác động đến thu hút mới các dự án đầu tư. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là tác động cả đến dự án FDI đã, đang hoạt động tại nước ta đang trong thời kỳ hưởng chính sách ưu đãi và có thể ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư của nhà đầu tư đang hoạt động.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng khẳng định, ngoài tác động tiêu cực, thì chính sách thuế này có cơ hội tăng thu ngân sách và hạn chế trốn tránh thuế, hạn chế tình trạng các quốc gia cạnh tranh thu hút đầu tư theo cách “đưa nhau xuống đáy”.

Dưới góc độ quản lý thuế, ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế cho biết, năm 2022, Tổng cục Thuế kết hợp với Công ty Ernst & Young Việt Nam rà soát được 1.015 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có doanh thu trên 750 triệu Euro (theo báo cáo tài chính năm 2021). Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng yêu cầu cục thuế địa phương rà soát chế độ đối với các doanh nghiệp đó như thế nào. Hiện tại, có 20 cục thuế báo cáo có 400 doanh nghiệp FDI đang hưởng chế độ ưu đãi và chỉ còn 1 năm hưởng ưu đãi giảm thuế. Do đó, ông Lưu Đức Huy cho rằng việc nghiên cứu cụ thể, tính toán tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đối với các doanh nghiệp là rất khó do mỗi doanh nghiệp có chế độ ưu đãi, thời gian đầu tư khác nhau trong khi đó thời điểm thực hiện chính sách thuế tối thiểu toàn cầu là cuối năm 2023.

Năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng các nền kinh tế phát triển G20 đã thống nhất về nguyên tắc Giải pháp 2 Trụ cột nhằm giải quyết các vấn đề thuế phát sinh trong nền kinh tế kỹ thuật số. Cụ thể, Trụ cột 1 quy định phân bổ thuế đối với hoạt động kỹ thuật số, Trụ cột 2 quy định về thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Ông Lưu Đức Huy khẳng định, Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng từ Trụ cột 2 liên quan tới thuế suất tối thiểu toàn cầu. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã có nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai và Thủ tướng đã thành lập tổ công tác đặc biệt đề xuất thuế tối thiểu toàn cầu vào tháng 8/2022. Thủ tướng đã giao một Phó Thủ tướng làm tổ trưởng. Để triển khai, Bộ Tài chính cũng thành lập nhóm giúp việc, trong đó có thành phần là các đơn vị chức năng như Tổng cục Thuế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tài chính doanh nghiệp…

"Trụ cột 2 là vấn đề mới, chúng tôi nhận thức đây không chỉ là về thuế thu nhập doanh nghiệp mà cần các giải pháp khác ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời gian tới, Bộ Tài chính cũng như Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục lắng nghe, trao đổi ý kiến các chuyên gia, doanh nghiệp về các giải pháp đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam cũng như thu hút đầu tư" - đại diện Tổng cục Thuế khẳng định.

Thùy Linh

Tin liên quan

Thu ngân sách sắp hoàn thành dự toán cả năm

Thu ngân sách sắp hoàn thành dự toán cả năm

(HQ Online) - Qua 10 tháng năm 2024, tiến độ thu ngân sách đã sắp hoàn thành dự toán được giao của cả năm. Từ nay đến cuối năm, toàn ngành Tài chính đang nỗ lực để đạt kết quả vượt thu như mục tiêu đề ra.
Doanh thu quý 3 bằng 0, sẽ giám sát việc kê khai nộp thuế quý 4/2024 của Temu

Doanh thu quý 3 bằng 0, sẽ giám sát việc kê khai nộp thuế quý 4/2024 của Temu

(HQ Online) - Theo ông Mai Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), công ty chủ quản của sàn thương mại điện tử (TMĐT) Temu đã kê khai doanh thu nộp thuế quý 3/2024 bằng 0 và đề nghị doanh thu phát sinh từ tháng 10/2024 sẽ kê khai nộp thuế vào quý 4/2024.
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan

Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan

(HQ Online) - Để góp phần tăng trưởng kinh tế, chính sách quản lý thuế, hải quan và logistics cần đảm bảo tính thích ứng cao, ổn định và có tính dự báo để ít phải sửa đổi, bổ sung.
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ

Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ

(HQ Online) - Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn không chỉ giúp giảm đầu mối kê khai thuế mà còn làm giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho toàn xã hội do chỉ cần một đầu mối là sàn giao dịch TMĐT khấu trừ, nộp thuế thay, khai nghĩa vụ nộp thuế thay cho hàng chục, hàng trăm nghìn cá nhân, hộ kinh doanh trên sàn.
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%

Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%

(HQ Online) - Thu ngân sách ngành Thuế quản lý đã tăng 16% so với cùng kỳ. Trong 2/3 chặng đường của năm 2024, dù đã có những tín hiệu tích cực trong kết quả thu ngân sách nhà nước (NSNN) nhưng trong 2 tháng cuối năm, khó khăn trong công tác thu ngân sách của ngành Thuế vẫn còn rất lớn.
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024

Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024

(HQ Online) - Kho bạc Nhà nước (KBNN) đang tăng cường giải pháp kiểm soát chi, đảm bảo kiểm soát lượng hồ sơ lớn từ nay đến cuối năm 2024.
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử

Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử

(HQ Online) - Trước bối cảnh gia tăng tội phạm mua bán hóa đơn, Tổng cục Thuế đang xây dựng ứng dụng cảnh báo xuất hóa đơn điện tử (HĐĐT) để hỗ trợ cơ quan Thuế và cơ quan Công an phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận HĐĐT.
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam

Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam

(HQ Online) - Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, sàn thương mại điện tử Temu đã được chủ sở hữu, vận hành đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế và được cấp mã số thuế.
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng

Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng

(HQ Online) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước (KBNN) mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các ngân hàng thương mại.
Ông  Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

(HQ Online) - Ngày 21/10/2024, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Quyết định số 2482/QĐ-BTC ngày 17/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Mạnh Cường, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Đồng chí Cao Anh Tuấn, Ủy viên Ban cán sự, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024

Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024

(HQ Online) - Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã thông báo kế hoạch đấu thầu trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024 với tổng mức phát hành là 128.000 tỷ đồng, bao gồm cả khối lượng phát hành cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh

KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh

(HQ Online) - Theo thông tin từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) Ninh Thuận, đơn vị đã tham mưu, tổng hợp, lập Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) tỉnh năm 2023 theo đúng yêu cầu và tiến độ đề ra.
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển

Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển

(HQ Online) - Ngành Thuế cần nghiên cứu thay đổi phương thức quản lý thuế nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển, đảm bảo thu đúng - đủ - kịp thời, chống thất thu ngân sách.
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng

Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng

(HQ Online) - Thông tin về công tác quản lý nợ thuế, Tổng cục Thuế cho biết, thu nợ thuế trong tháng 9/2024 ước đạt 2.321 tỷ đồng.
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn

Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn

(HQ Online) - Tại cuộc họp báo quý 3/2024 do Bộ Tài chính tổ chức ngày 27/9, đại diện Tổng cục Thuế đã làm rõ nhiều vấn đề được dư luận quan tâm liên quan đến công tác quản lý thuế như đề xuất ngưỡng doanh thu không chịu thuế đối với hộ kinh doanh tại dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi), đề xuất sàn thương mại điện tử kê khai thuế và nộp thuế hộ người kinh doanh trên sàn thương mại điện tử…
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán

Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán

(HQ Online) - Ngày 27/9, Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ quý 3/2024. Thông tin tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán, trong đó, thu ngân sách địa phương và ngân sách trung ương đều đạt khá.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Nợ thuế XNK, 4 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

Nợ thuế XNK, 4 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

Bốn giám đốc doanh nghiệp nợ thuế XNK chây ỳ đã bị Cục Hải quan TPHCM thông báo tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 12/11/2024.
Chủ động phòng ngừa khi kinh doanh trên không gian mạng

Chủ động phòng ngừa khi kinh doanh trên không gian mạng

Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp lĩnh vực tài chính, ngân hàng là mục tiêu ưa thích của các cuộc tấn công mạng có quy mô phức tạp, kéo dài.
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế

Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế

Với sự phát triển của thương mại điện tử, hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ có khối lượng ngày càng nhiều.
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương (NSTW) năm 2025.
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh

Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh

Sau 10 tháng, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước, sơ bộ đạt 284,4 tỷ USD, chiếm 84,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp được tổ chức thành công dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam, Chủ tịch PTC.
Phiên bản di động