Tác động của Covid-19 đến kinh tế ASEAN
Các lãnh đạo ASEAN họp bàn về dịch Covid-19 |
Dịch Covid-19 ảnh hưởng tới các nền kinh tế ASEAN trong bối cảnh nhiều nguy cơ khác, như tăng trưởng toàn cầu chững lại, ngày càng lớn hơn. Dịch bệnh đã làm đình trệ các hoạt động du lịch và đi lại, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và nguồn cung lao động. Bất ổn càng gia tăng tâm lý tiêu cực. Những diễn biến này ảnh hưởng tới thương mại, đầu tư, sản xuất, tác động trực tiếp tới tăng trưởng. Các hoạt động đi lại cũng như những ngành công nghiệp liên quan, đặc biệt là hàng không và khách sạn, là những đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ khi nhiều quốc gia quyết định ra lệnh phong tỏa hoặc đóng cửa đất nước.
Gián đoạn nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi giá trị và sản xuất. Trung Quốc là đầu mối khu vực, vì vậy sự gián đoạn chuỗi cung ứng, dù chỉ trong ngắn hạn, cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ hệ thống. Tác động tiêu cực từ các biện pháp cách ly nguồn lao động phụ thuộc vào thời gian và ngành nghề cụ thể. Các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề hơn ngành dịch vụ, bởi lĩnh vực này còn có sự hỗ trợ của các công cụ thông tin liên lạc và công nghệ khác, giúp hạn chế phần nào sự sụt giảm trong sản lượng. Những sự gián đoạn này chắc chắn sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu thụ nội địa thấp hơn bình thường. Ảnh hưởng từ thực tế này đối với tăng trưởng thậm chí càng khiến hậu quả của những gián đoạn trầm trọng hơn. Tất cả có thể sẽ khiến những ảnh hưởng trong ngắn hạn để lại dư chấn tới tận dài hạn.
Thiệt hại lớn nhất về kinh tế có thể sẽ đến từ những thứ vô hình. Tác động từ tâm lý tiêu cực đối với tăng trưởng và bất ổn nói chung- những yếu tố đang gây biến động thị trường tài chính- sẽ làm giảm đầu tư, mua sắm và tăng trưởng trong dài hạn. Suy thoái kinh tế toàn cầu gần như là điều khó tránh, dù nhiều chính phủ đã có những biện pháp kích thích kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chắc chắn sẽ leo thang. Việc giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc, hay rút lại phần nào tiến trình toàn cầu hóa, là những vấn đề thường trực mỗi khi người ta nhắc đến đại dịch này.
Trong số các nước ASEAN, Singapore, Malaysia và Thái Lan hội nhập mạnh trong chuỗi cung ứng khu vực và sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi nguồn cung sụt giảm. Indonesia và Philippines cũng khó tránh khỏi guồng quay này bởi mối liên hệ ngày càng chặt chẽ với chuỗi cung ứng. Theo thời gian, các điều chỉnh về nguồn cung sẽ thay đổi mô hình thương mại và đầu tư. Những điều chỉnh căn bản đòi hỏi phải tái phân bổ các hoạt động trong chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước ASEAN. Đại dịch sẽ gây gián đoạn quá trình tái phân bổ này, song các nước ASEAN có thể hưởng lợi từ những khoản đầu tư mới, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực nói chung.
Tất cả các nước ASEAN đều phụ thuộc vào dòng chảy du lịch, trong đó Thái Lan là quốc gia lệ thuộc nhiều nhất. Campuchia và Lào nhận phần lớn đầu tư và viện trợ từ Trung Quốc, vì vậy tăng trưởng sụt giảm tại Trung Quốc sẽ gây nhiều ảnh hưởng nhất đến 2 quốc gia này. Philippines và các nước Mekong có dân số lao động ở nước ngoài lớn. Lệnh hạn chế di chuyển hoặc triển vọng việc làm trở nên tiêu cực vì sự lây lan của dịch Covid-19 cũng sẽ ảnh hưởng. Trong khi đó, cuộc chiến giá cả do dịch bệnh gián tiếp gây ra sẽ tác động mạnh đến Brunei và Malaysia, các nhà xuất khẩu dầu.
Sự lây lan của virus SARS-CoV-2 là điều không thể đoán trước, vì vậy các Chính phủ cũng khó có được kịch bản ứng phó hoàn hảo. Nhìn vào những dịch bệnh trước đây, xu hướng hiện nay cho thấy rủi ro đang ngày càng leo thang. Những bất ổn này càng nhấn mạnh sự cần thiết của việc đánh giá và điều chỉnh thường xuyên những phân tích và dự đoán này theo tình hình thực tế.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK