Sửa Luật Đầu tư: DN trông chờ bước đột phá mới
Cấm không rõ sẽ khó cho nhà đầu tư
Theo ĐB Nguyễn Phi Thường (Hà Nội), Dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi lần này cũng cần phải chứng tỏ quyết tâm đột phá hơn nữa trong cải cách quản lý nhà nước về đầu tư, cũng như các đột phá mới trong cải cách chính sách bảo đảm và ưu đãi đầu tư.
Theo ĐB, quy định về lĩnh vực cấm đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện, địa bàn ưu đãi đầu tư chưa được quy định cụ thể, mang tính nguyên tắc, rất khó khăn cho nhà đầu tư xác định cơ sở pháp lý cụ thể, ổn định lâu dài khi muốn tham gia đầu tư tại Việt Nam. Để thực hiện nguyên tắc nhà đầu tư có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, quyền của nhà đầu tư chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật và tạo sự minh bạch trong thực thi.
Do đó, ĐB đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, nghiên cứu để quy định cụ thể, chi tiết địa bàn ưu đãi đầu tư, ngành, nghề đầu tư có điều kiện và ngành, nghề cấm đầu tư ngay trong Luật.
Đây cũng là ý kiến của nhiều ĐBQH, vì nếu quy định cụ thể trong Luật sẽ minh bạch, công khai từ đó dễ dàng trong thực hiện.
Góp ý cụ thể hơn, ĐB Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) cho rằng cần bổ sung thêm quy định cấm đầu tư vào các ngành nghề không đúng quy hoạch gây ảnh hưởng đến điều kiện sống, gây phương hại đến người dân…
Theo ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), cần có quy định chế tài khi đầu tư không đúng mục đích, đầu tư kém hiệu quả khi sử dụng vốn nhà nước kể cả cho cơ quan thẩm định và cơ quan tổ chức thực hiện. “Vì thực tế cho thấy thời gian qua kinh doanh kém hiệu quả, các bộ ngành lại được đầu tư ngoài ngành gây thất thoát lớn, hậu quả cuối cùng đè nặng lên người dân”, ông Vinh nói.
ĐB Vũ Tiến Lộc cho rằng, dự thảo đến thời điểm này chưa thực sự phù hợp và có nguy cơ cản trở quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư.
Theo ĐB Nguyễn Xuân Tỷ (Bến Tre), Luật Đầu tư thực hiện 8 năm qua thành công lớn nhưng thất bại cũng không nhỏ, điều đó mang lại sự hoài nghi của nhân dân đối với các nhà đầu tư cũng như đội ngũ công quyền thuộc lĩnh vực đầu tư.
Lấy dẫn chứng từ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông tại địa phương, ĐB cho rằng, nhiều tuyến đường sau khi đưa vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng mặc dù vẫn trong giai đoạn bảo hành. “Tuy nhiên, khi hỏi nhà thầu đâu thì thấy bảo rằng chạy mất tiêu rồi. Đặc biệt các dự án nhỏ, việc trúng thầu, chuyển nhượng, bán thầu hiện đang rất phổ biến, tai hại. Đề nghị phải phân cấp mạnh đầu tư, nên phân cấp cho tỉnh, chịu trách nhiệm trước dân”, ĐB đề nghị.
Nên “chặt” hay “thoáng” về đầu tư ra nước ngoài
Về quy định đầu tư ra nước ngoài, ĐB Trần Ngọc Vinh cho rằng, cần quy định thủ tục thông thoáng cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư vào Việt Nam hay Việt Nam ra nước ngoài. Trong Luật cần quy định tổ chức ở Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đối với những nước mà mình chưa ký kết hiệp định thương mại cần phải quy định là tuân thủ luật pháp của nước mà doanh nghiệp đến đầu tư để tránh tình trạng xung đột về lợi ích.
Theo ĐB Nguyễn Phi Thường, ĐB tán thành quan điểm phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ dòng vốn đầu tư ra nước ngoài để kịp thời ngăn chặn thất thoát vốn của nhà nước, đảm bảo hiệu quả của đồng vốn đầu tư, không gây ảnh hưởng tiêu cực, mất cân đối tài chính đất nước và ưu tiên đảm bảo vốn phát triển đầu tư trong nước, nhất là trong bối cảnh đất nước đang cần vốn để phát triển kinh tế.
Về cấp phép giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng, quy định cấp giấy chứng nhận trong trường hợp này không khả thi. Theo ĐB chỉ nên chỉ quản lý ngoại hối đối với trường hợp này.
Về phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư, theo ĐB, cần quy định rõ QH có quyền đến đâu, Chính phủ đến đâu và dự án có quy mô nào cho địa phương được quyền quyết định.
ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) lại cho rằng, cần quy định để tạo điều kiện cho DN hoạt động thông thoáng hơn, cho nên, trong trường hợp đầu tư quy mô nhỏ, nên để UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư được quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài, chứ không nên tập trung hết về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư ra nước ngoài, Ủy ban Kinh tế- cơ quan Thẩm tra dự án Luật cho biết hiện vẫn còn hai loại ý kiến. Có ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật, theo đó, căn cứ quyết định đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần đổi mới cơ chế quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hướng bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và thay bằng cơ chế đăng ký hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại cơ quan nhà nước quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), cùng với việc tăng trách nhiệm của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu với phần vốn đầu tư ra nước ngoài.
Đa số ý kiến trong Ủy ban này cho rằng trong bối cảnh Việt Nam chưa tự do hóa các giao dịch vốn, nước ta rất cần vốn để phát triển kinh tế thì chưa nên khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, việc bỏ hoàn toàn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là chưa phù hợp, nhất là để quản lý, kiểm soát dòng vốn đầu tư ra nước ngoài.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế vẫn đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư để đơn giản hóa thủ tục hành chính, bổ sung các quy định tại Chương VII để nâng cao hiệu quả của việc quản lý nhà nước về đầu tư với những dự án đầu tư ra nước ngoài.
Tin liên quan
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK