Sửa Luật 69 để phát huy hiệu quả vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
Mục đích của việc sửa Luật số 69 là hoàn thiện hệ thống thể chế đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, đơn giản thủ tục hành chính, minh bạch, chặt chẽ, hiệu quả Ảnh: ST |
Bất cập trong nội hàm vốn nhà nước kéo theo nhiều bất cập khác
Qua 6 năm thi hành, Luật số 69/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn đã tạo lập được khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, điều chỉnh toàn diện hoạt động cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại DN; cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được xây dựng đồng bộ, từng bước phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế và yêu cầu đổi mới, hội nhập, đảm bảo tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN.
Theo Bộ Tài chính, phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào DN được thu hẹp, không còn dàn trải và chỉ tập trung đầu tư vào DN thuộc 4 lĩnh vực: cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu xã hội; hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn.
Trong giai đoạn 2016-2019, Nhà nước đã đầu tư 138.443,45 tỷ đồng vào các DN gồm DNNN và công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Trong giai đoạn vừa qua, các DNNN có sự tăng trưởng đáng kể về quy mô DN và có đóng góp số thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Tổng hợp theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương tính đến ngày 31/12/2020, cả nước có 807 DN có vốn góp của Nhà nước. Tổng tài sản của các DN là gần 3,7 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2019. Vốn chủ sở hữu của các DN là hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2019. Tổng vốn Nhà nước đang đầu tư tại 807 DN là gần 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2019.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho hay, việc thực hiện Luật 69 thời gian qua còn nhiều bất cập. Trong đó, việc xác định nội hàm quản lý đối với vốn nhà nước đã đầu tư vào DN chưa được xuyên suốt, còn đồng nhất vốn và tài sản của DN có vốn Nhà nước là vốn tài sản của Nhà nước dẫn tới còn can thiệp trực tiếp vào hoạt động và quản trị sản xuất kinh doanh của DN, không thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại DN, người đại diện vốn để thực hiện các quyền của nhà đầu tư vốn (góp vốn) vào DN. Khái niệm vốn nhà nước tại DN còn bất cập ngay trong nội hàm. Phạm vi điều chỉnh chưa bao gồm nội dung cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN. Một số nội dung về quản trị tại DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (DN F1) còn bất cập như việc DN F1 cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn góp của mình (DN F2); thẩm quyền quyết định việc đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của DN dựa vào giá trị vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính và tham chiếu phân cấp mức vốn của dự án theo Luật Đầu tư công...
Đảm bảo đầy đủ quyền tự chủ của DN
Mục đích của việc sửa Luật số 69 là hoàn thiện hệ thống thể chế đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, đơn giản thủ tục hành chính, minh bạch, chặt chẽ, hiệu quả trong quản lý, giám sát và hoạt động trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN; tăng cường công tác quản lý, giám sát việc sử dụng vốn Nhà nước đúng mục đích, đúng đối tượng; tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình DN, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN. Cùng với đó, quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN thực hiện theo nguyên tắc nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN theo cơ chế thị trường, cạnh tranh, bình đẳng. Để đạt được mục tiêu đó, đề cương xây dựng Luật làm rõ khái niệm vốn nhà nước, vốn DN, vốn đầu tư của chủ sở hữu nhà nước vào DN.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, tổng kết các dự án đầu tư kém hiệu quả trong thời gian qua như dự án đầu tư mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên cùng với hàng loạt dự án đầu tư của Bộ Công Thương... cho thấy, việc thực hiện quyền của chủ sở hữu, việc giám sát sử dụng vốn hiệu quả còn kém, do đó, việc sửa đổi Luật 69 là vấn đề cấp thiết hiện nay. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định EVFTA, Hiệp định CPTPP, các hiệp định này đều có 1 chương quy định về quản lý DNNN, qua đó cần phải sửa đổi những quy định về đầu tư vốn nhà nước vào DN để đảm bảo phù hợp với các điều ước đã cam kết.
Đặc biệt, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh, khi đã đầu tư vào DN thì phải tôn trọng quyền tự chủ trong đầu tư, kinh doanh của DN. Các cơ quan chủ quản không nên lợi dụng vị thế của mình để can thiệp sâu vào hoạt động của DN. “Cần tôn trọng đầy đủ quyền tự chủ trong kinh doanh của DN để DN phát huy lợi thế, tính năng động và vai trò của DN, qua đó phát huy hiệu quả vốn nhà nước đầu tư vào DN. Đối với chủ sở hữu, chỉ làm công việc quản lý vốn, không nên can thiệp vào các hoạt động khác của DN. Thời gian qua, DN đang chịu nhiều sự can thiệp, gửi gắm, dựa dẫm của các cơ quan cấp trên. Với việc sửa đổi Luật 69, DNNN, DN có vốn đầu tư của nhà nước sẽ phát huy hiệu quả hơn, thể hiện vai trò của mình, số vốn nhà nước đầu tư vào DN, tài sản của DN sẽ được sử dụng hiệu quả trong khuôn khổ của cạnh tranh quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0”, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, theo định hướng sửa Luật 69, Nhà nước xác định là một nhà đầu tư vốn, không can thiệp hành chính trực tiếp vào hoạt động và quản trị sản xuất kinh doanh của DN mà thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại DN, người đại diện vốn để thực hiện các quyền của nhà đầu tư vốn (góp vốn) vào DN. Cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đại diện thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quy định của Luật DN đối với DN có vốn Nhà nước đầu tư.
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK