Sửa đổi thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ATIGA
Nhiều nội dung về tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may đã được sửa đổi. Ảnh: Nguyễn Huế |
Theo đó, sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT như sau: Bãi bỏ Phụ lục II - Quy tắc cụ thể mặt hàng tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BCT.
Phụ lục I về quy tắc cụ thể mặt hàng nêu rõ: “RVC40” hoặc “RVC35” nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá, tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, không thấp hơn 40% hoặc 35% tương ứng, và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành viên.
“CC” là việc nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương).
“CTH” là việc nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số (chuyển đổi Nhóm).
“CTSH” là việc nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số (chuyển đổi Phân nhóm).
“WO” nghĩa là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên.
Ngoài ra, bãi bỏ Phụ lục III - Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BCT.
Theo Phụ lục II về tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may: Đối với hàng hóa thuộc Phân nhóm dẫn đầu bằng tham số “ex” (ví dụ: ex.9619.00), tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may chỉ áp dụng với những mặt hàng được mô tả trong bảng, không áp dụng với hàng hóa khác thuộc phân nhóm đó.
Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt được coi là có xuất xứ tại một nước thành viên khi nó trải qua một trong các công đoạn sau trước khi nhập khẩu vào nước thành viên khác: Các chất hoá dầu trải qua quá trình pô-li-me hoá hoặc đa trùng ngưng hay bất kỳ một quá trình hoá học hay vật lý nào để tạo nên một hợp chất cao phân tử (pô-li-me); hợp chất cao phân tử (pô-li-me) trải qua quá trình kéo hay đùn nóng chảy để tạo thành xơ tổng hợp; kéo xơ thành sợi; dệt thoi, dệt kim hay phương pháp tạo thành vải khác; cắt vải thành các phần và ráp các phần này thành một sản phẩm hoàn chỉnh…
Không xét đến các quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo 10/2019/TT-BCT, một sản phẩm hay nguyên liệu không được coi là có xuất xứ từ một nước thành viên nếu nó chỉ trải qua một trong các công đoạn sau: Các công đoạn kết hợp đơn giản, dán nhãn, ép, làm sạch hay làm sạch khô, đóng gói hay bất kỳ một sự kết hợp nào của các công đoạn này; cắt theo chiều dài hay chiều rộng và viền, may hoặc vắt sổ vải đã làm sẵn để sử dụng cho một hình thức thương mại đặc biệt; cắt tỉa và/hoặc ghép lại bằng cách may, tạo vòng, nối, đính các phụ kiện như nẹp, dải, hạt, dây dệt, khoen hay khuyết…
Thông tư 10/2019/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 5/9 tới.
Tin liên quan
4 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang Canada chưa tận dụng ưu đãi từ CPTPP
15:30 | 28/03/2024 Kinh tế
Gần 1.000 chiếc bóng đèn nhập khẩu khai "nhầm" xuất xứ
15:18 | 23/01/2024 An ninh XNK
ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: Đối mới quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp và hải quan cần lưu ý gì?
09:55 | 18/07/2023 Hải quan
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
19:55 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK