Sửa đổi, bổ sung các quy định về chứng khoán phái sinh
Thông tư 58 đảm bảo cơ sở pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh. Ảnh: ST |
Bổ sung đối tượng áp dụng là Sở GDCK Việt Nam
Theo Ủy ban chứng khoán nhà nước, một nội dung sửa đổi quan trọng của Thông tư 58 là bổ sung đối tượng áp dụng là Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Việt Nam và phân định chức năng nhiệm vụ phù hợp với quy định tại Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở GDCK Việt Nam. Theo đó, Sở GDCK Việt Nam có nhiệm vụ quản lý hoạt động của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt và thành viên tạo lập thị trường; có trách nhiệm ban hành các Quy chế nghiệp vụ điều chỉnh hoạt động giao dịch, niêm yết chứng khoán phái sinh; ban hành Mẫu hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số và Mẫu HĐTL trái phiếu Chính phủ (TPCP).
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, về cơ bản, Thông tư 58 đã xử lý hầu hết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thời gian qua đồng thời đảm bảo cơ sở pháp lý sẵn sàng để triển khai hoạt động ký quỹ mới của thành viên bù trừ khi hệ thống công nghệ thông tin mới được vận hành. |
Thông tư cũng bổ sung nội dung quy định về lỗi giao dịch và thực hiện sửa lỗi sau giao dịch. Theo đó, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện sửa lỗi sau giao dịch đối với các trường hợp thiếu thông tin tài khoản của khách hàng do chưa cập nhật trên hệ thống thanh toán hoặc giao dịch đóng vị thế có số lượng vị thế khớp lệnh lớn hơn số lượng vị thế đối ứng trên tài khoản bị đình chỉ giao dịch do vi phạm quy định về ký quỹ, giới hạn vị thế, giới hạn khối lượng mở của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, việc sửa lỗi sau giao dịch sẽ được Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện để tiền về đúng tài khoản của khách hàng hoặc về tài khoản tự doanh của thành viên bù trừ tùy vào từng trường hợp.
Thông tư 58 sửa đổi, bổ sung các quy định về ký quỹ của thành viên bù trừ để phù hợp với việc chuyển đổi mô hình ký quỹ trước sang ký quỹ sau theo hệ thống công nghệ thông tin mới sắp được triển khai trong thời gian tới. Theo đó, thành viên bù trừ chỉ phải nộp mức ký quỹ yêu cầu cho các vị thế đứng tên thành viên bù trừ vẫn còn đang lưu hành sau khi kết thúc giờ giao dịch thay vì phải nộp ký quỹ trước khi giao dịch như mô hình ký quỹ trước đây. Mức ký quỹ yêu cầu được xác định dựa trên các loại ký quỹ rủi ro, ký quỹ song hành HĐTL, ký quỹ chuyển giao HĐTL TPCP, ký quỹ tối thiểu. Thành viên bù trừ phải nộp bổ sung tài sản ký quỹ trong trường hợp giá trị tài sản ký quỹ không đáp ứng được mức ký quỹ yêu cầu do Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định.
Mức đóng góp tối thiểu cho Quỹ bù trừ là 10 tỷ đồng
Quy định về Quỹ bù trừ cũng được bổ sung các nội dung về hình thức đóng góp, mức đóng góp, quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ. Theo đó, thành viên bù trừ có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ bù trừ theo mức tối thiểu ban đầu, mức đóng góp bổ sung định kỳ và bổ sung bất thường. Mức đóng góp tối thiểu ban đầu có giá trị là 10 tỷ đồng đối với thành viên bù trừ trực tiếp, 15 tỷ đồng đối với thành viên bù trừ chung. Định kỳ hàng tháng, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đánh giá lại quy mô Quỹ bù trừ và xác định nghĩa vụ đóng góp Quỹ bù trừ của từng thành viên căn cứ vào quy mô giao dịch, mức biến động giá trên thị trường, nghĩa vụ tài chính, mức độ rủi ro và các tiêu chí khác. Khoản đóng góp của từng thành viên bù trừ được định kỳ đánh giá lại đảm bảo không thấp hơn mức đóng góp tối thiểu ban đầu theo quy định. Trường hợp số dư đóng góp Quỹ bù trừ lớn hơn nghĩa vụ phải đóng góp, thành viên bù trừ được rút phần chênh lệch; trường hợp số dư đóng góp Quỹ bù trừ nhỏ hơn nghĩa vụ phải đóng góp, thành viên bù trừ phải đóng góp bổ sung phần chênh lệch.
Tài sản đóng góp Quỹ bù trừ được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán. Trường hợp thành viên bù trừ đang trong thời gian xử lý để hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ, tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đó được quản lý tách biệt ra khỏi Quỹ bù trừ và là cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi (nếu có) sau khi đã khấu trừ số tiền thành viên bù trừ còn phải thanh toán cho Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Liên quan quy định về hoạt động của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, Thông tư bổ sung các nội dung quy định về đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên của Sở GDCK và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, Thông tư bổ sung quy định về đình chỉ hoạt động giao dịch, thời gian đình chỉ hoạt động giao dịch và hủy bỏ tư cách đối với thành viên giao dịch; thành viên giao dịch đặc biệt. Theo đó, Sở GDCK Việt Nam hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt trong trường hợp sau: thành viên giao dịch đặc biệt tự nguyện xin hủy bỏ tư cách thành viên và được Sở GDCK Việt Nam chấp thuận; thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc.
Thông tư cũng bổ sung quy định về đình chỉ hoạt động tạo lập thị trường, thời gian đình chỉ hoạt động tạo lập thị trường và hủy bỏ tư cách đối với thành viên tạo lập thị trường; quy định về đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ.
Tin liên quan
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Sửa đổi quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
20:36 | 29/10/2024 Hải quan
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
19:55 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK