Sử dụng ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thêm “lực đẩy” cho phục hồi
Tìm cách "thông đường" cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn Tìm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối thị trường quốc tế |
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nhiều nguồn lực để đầu tư và phát triển. Ảnh: H.D |
Đảm bảo đúng mục đích, đối tượng
Nghị định 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV đã yêu cầu Bộ Tài chính căn cứ vào kế hoạch và dự toán NSNN hỗ trợ DNNVV do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và căn cứ khả năng bố trí của NSNN, hằng năm, Bộ Tài chính bố trí và phân bố dự toán ngân sách chi thường xuyên thực hiện các nội dung hỗ trợ DNNVV theo quy định của Luật NSNN, Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định này. Bộ Tài chính cũng phải chủ trì hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí NSNN vốn chi thường xuyên hỗ trợ DNNVV theo quy định; kinh phí quản lý các hoạt động hỗ trợ DNNVV theo quy định tại Nghị định 80.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 52/2023/TT-BTC hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí NSNN chi thường xuyên hỗ trợ DNNVV theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ (Thông tư 52) với hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/9/2023. Thông tư này hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí NSNN chi thường xuyên hỗ trợ cho DNNVV về công nghệ, tư vấn, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị; phát triển nguồn nhân lực…
Nguồn kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ DNNVV là nguồn NSNN chi thường xuyên, gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách. Bên cạnh đó còn có nguồn đóng góp, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác ngoài NSNN. Chính vì thế, Thông tư 52 đã quy định chi tiết về nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí…
Theo đó, Thông tư quy định cụ thể nội dung chi hỗ trợ các DNNVV về công nghệ; tư vấn; hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị… Cùng với đó là những hỗ trợ để tổ chức các khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp; khởi sự kinh doanh; đào tạo trực tiếp tại DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến; đào tạo trực tuyến qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn…
Thông tư cũng quy định nội dung chi và mức chi cho việc quản lý, vận hành, duy trì hoạt động của mạng lưới tư vấn viên và bồi dưỡng, đào tạo phát triển mạng lưới tư vấn viên; nâng cấp, duy trì, quản lý, vận hành Cổng thông tin và thu thập, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu hỗ trợ DNNVV.
Thông tư 52 yêu cầu quy trình lập, quyết định, giao dự toán, chấp hành và kế toán, kiểm toán, quyết toán NSNN hỗ trợ DNNVV theo quy định, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, nội dung chi, định mức chi, mức hỗ trợ và nguyên tắc thực hiện hỗ trợ quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, hướng dẫn tại thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Việc hỗ trợ căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực và định hướng ưu tiên hỗ trợ trong từng thời kỳ của NSNN hằng năm.
Thêm nguồn lực để phục hồi
Từ năm 2018, Luật Hỗ trợ DNNVV có hiệu lực thi hành nên từ đó, nhiều nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành. Tuy vậy, mức độ thực thi của các chính sách cho đến nay vẫn chưa thực sự hiệu quả. Nhiều DNNVV thậm chí còn không biết chính sách hỗ trợ mà mình có thể được hưởng thụ.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, khả năng chống chịu của một bộ phận doanh nghiệp đã tới hạn. TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho biết, các DNNVV rất cần nguồn lực để phục hồi, thay đổi phương thức bán hàng, công nghệ quản lý hay đầu tư cho cơ sợ hạ tầng…
Việc ban hành Thông tư 52 được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sẽ thống nhất và toàn diện hơn về các vấn đề trong hỗ trợ DNNVV từ nguồn kinh phí NSNN. Bởi Thông tư 52 có hiệu lực sẽ thay thế Thông tư 49/2019/TT-BTC và Thông tư 54/2019/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí NSNN hỗ trợ DNNVV phát triển nguồn nhân lực, sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên… được Bộ Tài chính ban hành từ năm 2019.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp kỳ vọng các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí phải đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hiệu quả, tiết kiệm trong sử dụng kinh phí; cũng như phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, minh bạch, đầy đủ pháp lý của hồ sơ, chứng từ liên quan… Đặc biệt, việc hỗ trợ phải đúng đối tượng, đúng mục tiêu, phải có những hoạt động tuyên truyền, công khai thông tin để các DNNVV được biết đến và được tư vấn đề nhận sự hỗ trợ.
Theo báo cáo Thực trạng nhân sự một số lĩnh vực năm 2023 vừa được Navigos Group công bố, việc phục hồi kinh doanh các doanh nghiệp vẫn chưa diễn ra nhanh chóng trong thời gian tới do doanh nghiệp đang phải đối mặt nhiều áp lực. Kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp đại diện cho các ngành trong lĩnh vực sản xuất của Navigos Group cho thấy, phần lớn doanh nghiệp dự đoán cần từ 12 tháng trở lên để thị trường có thể phục hồi trở lại, chỉ có 8% doanh nghiệp cho rằng kinh tế sẽ phục hồi sau 3 tháng.
Vì thế, TS. Tô Hoài Nam nhấn mạnh, các cơ quan quản lý phải thúc đẩy công tác hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt các DNNVV thúc đẩy khởi nghiệp để gia tăng chất lượng và số lượng của cộng đồng doanh nghiệp. Đại diện cộng đồng DNNVV còn kiến nghị, Quốc hội, Chính phủ cần sớm sửa đổi Luật Hỗ trợ DNNVV và hướng tới đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ với trọng tâm chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, và triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025. Các cơ quan quản lý cũng cần đưa ra những giải pháp, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tin liên quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
“Con đường mới” cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tiếp cận vốn
08:00 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
19:55 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK