Sớm nhận diện tàu cá có nguy cơ vi phạm để gỡ “Thẻ vàng” IUU
Phấn đấu gỡ “Thẻ vàng” IUU trong giai đoạn 2022-2023 | |
Để “Thẻ vàng” IUU không thể thành “Thẻ đỏ” | |
Quyết “xoá sổ” tàu cá vi phạm trong năm nay để gỡ “Thẻ vàng” IUU |
Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Ngư, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT). |
Trong vấn đề gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” IUU, phía EC đã nêu rõ, nếu Việt Nam còn tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài, “Thẻ vàng” không thể được gỡ. Xin ông cho biết, tình trạng ngăn chặn tàu cá khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài hiện nay như thế nào?
Hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân trong 7 tháng năm 2022 gặp nhiều khó khăn. Đến tháng 4/2022, dịch Covid-19 mới cơ bản được kiểm soát. Hoạt động khai thác trên biển trở lại bình thường. Tuy nhiên, giá nhiên liệu tăng cao khiến nhiều tàu cá phải nằm bờ. Giá sản phẩm khai thác không tăng nên nhiều tàu cá đi khai thác bị thua lỗ. Tình trạng thiếu lao động nghề cá vẫn tiếp diễn. Các chủ tàu cá rất khó tìm lao động khi đi biển.
Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo “Thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác IUU và đưa ra 9 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần phải thực hiện để chống khai thác IUU, gỡ “Thẻ vàng”. Để kiểm tra kết quả thực hiện các khuyến nghị, phía EC đã tổ chức 2 đợt kiểm tra thực tế tại Việt Nam vào tháng 5/2018 và tháng 11/2019 và tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần thực hiện gồm: khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác; thực thi pháp luật. Dự kiến, sau quá trình gián đoạn do dịch Covid-19, tháng 9/2022, Đoàn kiểm tra của EC sẽ sang kiểm tra thực tế tình hình thực hiện các khuyến nghị tại Việt Nam, tập trung vào kiểm tra thực tế tại cảng cá ở các địa phương. |
Đối với ngư trường, ở khu vực Vịnh Bắc bộ, sau khi Hiệp định Hợp tác nghề cá Việt Nam và Trung Quốc hết hiệu lực, nhiều tàu cá Việt Nam quay về hoạt động ở phía Tây đường phân định. Trong khi đó, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn vi phạm vùng biển phía Tây đường phân định của Việt Nam, tranh chấp ngư trường với ngư dân.
Đối với các ngư trường phía Nam vùng nước lịch sử Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, vùng biển giáp ranh Indonesia, Malaysia, ngư dân vẫn duy trì hoạt động khai thác thủy sản. Tuy nhiên thời gian qua, khu vực này ngư dân Việt Nam bị bắt tương đối nhiều, đặc biệt khi Malaysia tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ ngư dân.
Tính từ đầu năm đến ngày 18/8, cả nước xảy ra 55 vụ, 86 tàu, 782 ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Trong đó, một số tỉnh có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ tương đối nhiều là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Bến Tre, Quảng Ngãi.
Tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài thời gian gần đây có diễn biến gì phức tạp, nan giải hơn không, thưa ông?
Quá trình theo dõi tàu cá Việt Nam vi phạm tại vùng biển nước ngoài trong 10 năm qua cho thấy, đa phần khi tàu cá vi phạm nguyên nhân chính xuất phát từ ý chí chủ quan của chủ tàu cũng như thuyền trưởng.
Đáng chú ý thời gian gần đây, diễn biến vi phạm có nhiều vấn đề phức tạp hơn. Có những tàu cá đã tháo thiết bị hành trình ra để lắp đặt vào tàu khác. Ngoài ra, có trường hợp chủ tàu mua 1 tàu cũ, đăng ký tại cảng, có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, khi tàu đi đánh bắt vi phạm tại vùng biển nước ngoài lại là tàu khác. Thậm chí, có nhiều trường hợp ngư dân tại Cà Mau sang Malaysia khai thác thủy sản đi bằng đường hàng không. Trên hồ sơ giấy đăng ký tàu cá có xác nhận của cơ quan NK Malaysia. Điều này chứng tỏ việc đưa tàu cá đi khai thác tại vùng biển nước ngoài là có chủ ý, có tổ chức.
Theo ông, để có thể “xóa sổ” tình trạng tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài, tiến tới gỡ “Thẻ vàng” IUU, cần đẩy mạnh các giải pháp ra sao trong thời gian tới?
Trong những tháng đầu năm nay, lực lượng Kiểm ngư đã thực hiện tuyên truyền cho gần 3.000 lượt ngư dân về thực hiện các khuyến nghị của EC, đặc biệt là vi phạm tại các vùng biển nước ngoài. Đồng thời, lực lượng Kiểm ngư cũng tiến hành tuần tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên biển. Khoảng 30% tàu cá khi ra khơi có vi phạm pháp luật. Nhiều lỗi vi phạm xuất hiện ngay từ khi tàu trên bờ như không có giấy phép khai thác, không có bằng thuyền trưởng,... Đề nghị chính quyền các địa phương, các trạm biên phòng... kiểm tra chặt chẽ tàu cá trước khi ra khơi.
Với hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại vùng biển giáp ranh, mọi vấn đề phải ngăn chặn ngay từ bên trong, phân định được đối tượng có nguy cơ đi khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài. Lực lượng Kiểm ngư đã khoanh vùng đối tượng, phân tích đến từng nhóm nghề, từng địa phương; có những sự việc điều tra ban đầu, gửi hồ sơ phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, thu thập thông tin; đến tận thôn xóm yêu cầu trưởng thôn, chủ tàu lập hòm thư, viết thư cam kết; thành lập nhóm tố giác tội phạm nếu như có đường dây móc nối đi nước ngoài.
Ví dụ, ở góc độ địa phương, các loại tàu từ 15m trở lên tại Bà Rịa-Vũng Tàu tập trung chủ yếu ở huyện Long Điền; tại Bến Tre tập trung chủ yếu ở huyện Ba Tri... Ở góc độ cơ cấu nghề, khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài chủ yếu rơi vào 3 nhóm nghề chính là nghề câu, nghề rê và nghề vây.
Nhìn chung, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp để lập danh sách tàu cá có nguy cơ vi phạm, nhận diện tàu ngay khi xuất bến và có giải pháp khi các tàu này có hành vi vi phạm tại vùng biển giáp ranh.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK