Sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp: Loay hoay sau khi “thay áo”
Hiện, có 69/256 công ty gồm 44 công ty nông nghiệp và 25 công ty lâm nghiệp đang thực hiện sắp xếp trong năm 2019. Ảnh: Uyển Như |
Hiệu quả chưa rõ ràng
Theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp: Tính đến ngày 30/6/2019, đã có 160/256 công ty nông, lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp chuyển sang hoạt động theo quy định của pháp luật với mô hình mới (đạt 62,5%).
Sau sắp xếp, đổi mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị ghi nhận có những chuyển biến tích cực. Tổng hợp theo số liệu báo cáo của các địa phương, đơn vị cho thấy, trước sắp xếp vốn chủ sở hữu tại các công ty nông, lâm nghiệp là 24,8 nghìn tỷ đồng (bình quân 96,89 tỷ đồng/công ty).
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: “Sau sắp xếp đã cơ bản giải quyết được nợ khó đòi, vốn chủ sở hữu tăng lên là 27,84 nghìn tỷ đồng (bình quân 127,1 tỷ đồng/công ty)”.
Hiện nay, có một xu hướng nhiều công ty nông, lâm nghiệp đã liên kết với các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ, quản trị DN để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Ví dụ điển hình như, Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco là thành viên tham gia góp vốn tại Công ty TNHH MTV Nông công nghiệp Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai. Riêng tại Đồng Nai, Công ty VinEco đã góp đủ 310 tỷ đồng, chiếm 77,5% vốn điều lệ...
Dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng thừa nhận: Hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp sau sắp xếp, đổi mới chưa rõ rệt và đồng đều.
Diện tích đất, tài sản trên đất các công ty bàn giao về địa phương còn ít (khoảng 91.419 ha/462.980 ha) do tài sản trên đất chưa được giải quyết rành mạch; công tác quản lý đất đai còn phức tạp, vẫn còn hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm đất đai.
Bên cạnh đó, điểm đáng lưu ý là, một số địa phương khi thực hiện sắp xếp chưa xử lý được các tồn tại về tài chính như: Nguồn vốn vay dự án 327 (một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước-PV), vốn ODA (Sơn La, Yên Bái…), vốn vay ngân hàng (Nông trường Sông Hậu). Một số công ty nông, lâm nghiệp chưa tiếp cận được vốn tín dụng do năng lực tài chính hạn chế, dự án sản xuất kinh doanh chưa khả thi...
Hoàn thành sắp xếp trong năm 2020
Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp xác định: Thời gian tới phải tập trung nguồn lực để hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp trong năm 2020.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương.
Từ góc độ địa phương, ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đánh giá: Các công ty nông, lâm nghiệp được nhà nước giao quản lý diện tích đất đai lớn, song việc quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế do năng lực tài chính hạn hẹp.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp được cấp từ lâu, trên nhiều loại bản vẽ, dựa trên nền bản đồ cũ, nên có sự chênh lệch số liệu diện tích giữa giấy chứng nhận và thực tế, làm cho công tác xác định ranh giới, cắm mốc gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những điểm căn bản cần tháo gỡ.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Thời gian tới, đối với các công ty nông, lâm nghiệp đã hoàn thành việc sắp xếp thì hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, tiếp tục nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, năng lực tài chính, sản xuất kinh doanh hiệu quả. Trường hợp đơn vị tiếp tục tái cơ cấu thì có cơ chế giao quyền chủ động cho chủ sở hữu quyết định phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.
“Bên cạnh đó, trong sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp cần tăng cường thanh, kiểm tra, hướng dẫn và chỉ đạo tổ chức thực hiện, nhất là về quản lý sử dụng đất, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xử lý các trường hợp cho thuê, cho mượn, lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai…”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Tính đến ngày 30/6/2019, đã có 160/256 công ty nông, lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp chuyển sang hoạt động theo quy định của pháp luật với mô hình mới (đạt 62,5%). Hiện, có 69/256 công ty gồm 44 công ty nông nghiệp và 25 công ty lâm nghiệp đang thực hiện sắp xếp trong năm 2019, chiếm 26,95% tổng số công ty phải sắp xếp. Theo báo cáo của các địa phương, đến 30/6/2019 còn 27/256 công ty chưa thực hiện hiện sắp xếp, chiếm 10,54% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. |
Tin liên quan
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Bão số 3 "quật ngã" nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn
15:23 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoàn thành phê duyệt tái cơ cấu, sắp xếp Vinapaco và Vinacafe trước 31/10
10:48 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
10:11 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường Halal
08:30 | 13/11/2024 Kinh tế
Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh
08:05 | 13/11/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu hút thêm hơn 100 doanh nghiệp làm thủ tục
Hải quan Móng Cái “lập kỷ lục” thu ngân sách
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
Khởi tố vụ vận chuyển ma tuý giấu trong máy nén khí từ Pháp về Việt Nam
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan